Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. KIẾN NGHỊ
4.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN)
Tổng công ty, EVN cần có giải pháp hỗ trợ các công ty thành viên trong việc đầu tƣ đổi mới phƣơng tiện, máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, điều hoà vốn và các nguồn lực cho các công ty thành viên, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trƣờng.
Đối với các công trình lớn, trọng điểm của Công ty, sự hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm của Tổng công ty, EVN là hết sức cần thiết, giúp Công ty lựa chọn và thực hiện đầu tƣ mang lại hiệu quả cao.
Triển khai thực thi cơ chế chính sách đa dạng hóa phƣơng thức đầu tƣ nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành điện Việt Nam
Tiếp tục công tác cổ phần hóa các công ty phát điện thu hút nguồn vốn cho xây dựng phát triển điện lực từ phát hành chứng khoán niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thực hiện liên doanh, liên kết và chuyển giao công nghệ trong đầu tƣ phát triển năng lƣợng của EVN nhằm sớm khai thác những nguồn năng lƣợng sạch nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng hạt nhân để phục vụ nhu cầu phát triển đất nƣớc.
Bên cạnh đó, Tổng công ty, EVN cần xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch định hƣớng đầu tƣ phát triển dài hạn một cách nhất quán, đúng hƣớng, quyết định đầu tƣ có trọng điểm. Ngoài ra, yếu tố con ngƣời có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công của mỗi đơn vị thành viên và của toàn Tập đoàn. Vì vậy, Tổng công ty, EVN cần có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất và tâm huyết với nghề để xây dựng và phát triển vững mạnh.
4.3.2. Kiến nghị với Nhà nước
Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật Điện lực
Về chủ trƣơng chính sách, Nhà nƣớc cần xây dựng chiến lƣợc ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho DN hoạt động, khi Đảng và Nhà nƣớc ban hành Nghị quyết, Nghị định... thì các bộ ngành phải nhanh chóng hƣớng dẫn, triển khai bằng các thông tƣ, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hƣớng dẫn thực hiện để các chủ trƣơng, chính sách sớm đi vào thực tế.
Nhà nƣớc cần hoàn thành việc xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Điện lực Việt Nam đồng thời tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù hợp, cập nhật các điều ƣớc quốc tế để nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực. Điều này giúp cho ngành điện nói chung và Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình nói riêng có cơ hội phát triển vững mạnh, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia và phát triển ra thị trƣờng thế giới.
Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát
Nhà nƣớc cần có chính sách tiền tệ hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế tạo cho các doanh nghiệp có đƣợc môi trƣờng kinh doanh tốt, cạnh tranh
lành mạnh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng tài sản.
Khi lạm phát đƣợc kiểm soát, tỷ giá hối đoái đƣợc ổn định thì các chi phí đầu vào của Công ty nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí đầu tƣ xây dựng, chi phí mua sắm tài sản cố định… cũng sẽ ổn định theo giúp Công ty đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh nhƣ đã định, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Một chính sách tiền tệ hợp lý còn giúp cho lãi suất tín dụng đƣợc ổn định, hợp lý tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Hàng hải nói riêng đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển.
Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc nghiên cứu cơ chế vay vốn linh hoạt, thủ tục đơn giản, dễ dàng cho các doanh nghiệp trong nƣớc muốn đầu tƣ, sử dụng các dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lƣợng.
Quy hoạch phát triển ngành điện, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
Quy hoạch phát triển điện lực phải đƣợc lập phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lƣợng sơ cấp (than, dầu khí, nguyên tử) cho phát điện, bao gồm các nguồn năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo (gió, mặt trời, sinh học…). Điều này giúp cho EVN hạn chế mua nguyên liệu có thể rút ngắn thời đầu vào với giá cao, giảm chi phí, giảm giá thành 1kWh điện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo, tổ chức quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan của Nhà nƣớc về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc. Đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ, Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán của DNNN và chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Thông báo số 334/TB-VPCP tại Hội nghị giao ban về tái cơ cấu DNNN tháng
8/2014. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty phát điện, niêm yết trên thị trƣờng chứng khóa để thu hút vốn đầu tƣ phát triển.
Bình ổn, phát triển thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận rất quan trọng của thị trƣờng tài chính. Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trƣờng tài chính phát triển. Để các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng và hiệu quả bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chắc chắn phải có nền tảng hỗ trợ là một thị trƣờng chứng khoán phát triển. Trong đó, tính thanh khoản của chứng khoán lƣu hành trên thị trƣờng là hết sức quan trọng. Nếu nhƣ các doanh nghiệp huy động vốn ban đầu trên thị trƣờng sơ cấp thì trên thị trƣờng thứ cấp, nơi các chứng khoán đƣợc mua bán lại, sẽ tạo ra tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trƣờng thứ cấp sôi động sẽ thúc đẩy sự phát triển của thi trƣờng sơ cấp. Do đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.
Thực tế trong thời gian qua, thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam đã có sự phát triển nhất định, trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Lƣợng chứng khoán niêm yết, giao dịch tăng mạnh, số lƣợng các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các công ty chứng khoán ngày càng tăng. Tuy nhiên, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vẫn chƣa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp bởi nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro kinh doanh và rủi ro kinh tế. Các công ty chứng khoán chƣa đóng vai trò nhà tạo lập thị trƣờng quan trọng trên thị trƣờng, các nhà đầu tƣ phần lớn là cá nhân nhìn chung chƣa có tính chuyên nghiệp, hành vi đầu tƣ thƣờng mang tính ngắn hạn, “bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trƣờng, nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trƣờng chƣa cao nhƣ hiện nay.
Ngoài ra, thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam mởi chủ yếu phát triển thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu chƣa phát triển. Hiện nay còn thiếu nhiều điều kiện nền tảng để phát triển thị trƣờng trái phiếu công ty. Hệ thống tƣ pháp, các chuẩn mực về công bố thông tin kế toán, hệ thống thanh toán… cần đƣợc cải thiện nhiều.
Do đó, để bình ổn và phát triển thị trƣờng chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp, Nhà nƣớc cần có các biện pháp nhằm tăng cƣờng minh bạch hoá thông tin, hoàn thiện vấn đề quản trị điều hành, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải thiện điều kiện giao dịch, tránh các biện pháp giao dịch hành chính. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cƣờng vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trƣờng đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nƣớc, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện về phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình, luận văn: “Nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình” đã đƣợc hoàn thành.
Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn, đề tài đã thể hiện đƣợc nội dung và yêu cầu đặt ra.
Những nội dung cơ bản đƣợc để cập trong đề tài:
+ Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng.
+ Đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình trong ba năm từ 2011-2013 từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để tìm giải pháp hoàn thiện.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử sụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
Hy vọng luận văn đóng góp phần nào giúp Công ty Điện lực Ninh Bình sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công ty ngày càng vững mạnh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc.
Hiệu quả sử dụng tài sản luôn là vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài chính, 2005. Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 22 chuẩn mực kế toán. Hà Nội: Nxb Tài chính.
2. Nguyễn Tấn Bình, 2007. Quản trị tài chính ngắn hạn. Hà Nội: Nxb Thống kê. 3. Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình, 2010-2013. Báo cáo tài chính các năm 4. Công ty Cổ Phần Thủy điện Nậm Mu, 2011-2013. Báo cáo tài chính hợp nhất các năm
5. Công ty Cổ Phần Thủy điện Nậm Mu, 2011-2013. Báo cáo tài chính hợp nhất các năm
6. Lƣu Thị Hƣơng, 2004. Thẩm định tài chính dự án. Hà Nội: Nxb Tài chính. 7. Lƣu Thị Hƣơng,2005. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Thống kê. 8. Trần Đăng Khâm, 2007. Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiền, 2007. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Tài chính.
10. Nguyễn Thanh Liêm, 2007. Quản trị tài chính. Hà Nội: Nxb Thống kê.
11. Josette Peyrard, 2005. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp.
12. Nguyễn Năng Phúc, 2007. Phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nxb Tài chính.
13. Quốc hội, 2004. Luật Điện lực số 28/2004/QH11; Luật số 24/2012/QH13 Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Điện lực.
14. Nguyễn Hải Sản, 2005. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Tài chính. 15. Nguyễn Hữu Tài, 2007. Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
16. Trần Ngọc Thơ, 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nxb Thống kê. 17. Lê Tử Thành, 2006. Lôgich học & Phương pháp luận NCKH. Hà Nội: Nxb trẻ.
18. Phạm Viết Vƣợng, 2004. Phương pháp luận NCKH. Hà Nội: Nxb GD.
19. Bộ Tài chính, 2010. Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nxb Giao thông vận tải
TIẾNG ANH
20. Srinivas Annabathula, 2013. Earning and working capital management – Power sector companies of India.Magadh University, India
21. Fazıl GÖKGÖZ and Mete Emin ATMACA, 2013. Optimal Asset Allocation in the Turkish Electricity Market: Down-side vs Semi-variance Risk Approach.
Proceedings of the World Congress on Engineering 2013 Vol I
22. M. Liu, F.F. Wu, and Y. Ni, 2006 A Survey on Risk Management in Electricity Markets, IEEE, Power Engineering Society General Meeting, pp. 1-6
23. C.P. Jones,1999. Investments Analysis and Management , 7th ed., John Wiley & Sons
24. M. Liu, 2004. Energy Allocation with Risk Management in Electricity Markets, PhD Dissertation, Dept. Electrical and Electronic Engineering, The University of Hong Kong.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ
Phần 1: Thông tin cá nhân (Vui lòng đánh dấu “X” vào ô tương ứng)
1. Giới tính:
Nam Nữ 2. Độ tuổi:
Dƣới 25 Từ 25 – 30 Từ 30 – 45 Trên 45 3. Trình độ học vấn:
Trung học Đại học Trên đại học Khác:_______ 4. Thời gian công tác tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình:
Dƣới 1 năm Từ 1 – 3 năm Từ 3 – 6 năm Trên 6 năm 5. Bộ phận công tác:
Khối phòng ban Khối đơn vị phụ trợ
Khối Điện lực Khối SXKD khác
Kính gửi quý Ông/Bà,
Tôi là Đinh Thị Hà học viên lớp cao học TCNH1-K21 Trƣờng Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đang thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình”.
Bảng hỏi dƣới đây là một phần trong nghiên cứu này. Kính mong quý Ông/Bà dành thời gian trả lời các câu hỏi dƣới đây. Mọi thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ đƣợc bảo mật và chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà. Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến phiếu trả lời xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Đinh Thị Hà
Học viên lớp TCNH1 QH-2012
Trƣờng Đại Học Kinh tế - Đại học QGHN
Phần 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT VỀ TÀI SẢN
(Vui lòng chọn phương án trả lời đúng nhất )
A. Khảo sát về tài sản ngắn hạn
1. Doanh nghiệp lập kế hoạch tiền mặt theo kì:
a. Tháng b. Quý c. Năm d. Tất cả 2. Doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu khách hàng:
a. Thu hồi nợ 1 lần trong tháng
b. Thu hồi nợ theo kỳ ghi chỉ số công tơ. c. Cả a và b
d. Khác:...
3. Doanh nghiệp quyết định mức dự trữ nguyên vật liệu tồn kho dựa theo: a. Hệ thống kiểm soát tồn kho đƣợc máy tính hóa.
b. Tùy theo từng tình huống cụ thể c. Khác:...
B. Khảo sát về tài sản dài hạn
1. Doanh nghiệp quản lý TSCĐ: đƣờng dây, TBA, MBA dựa theo a. Hệ thống sổ sách cập nhật bằng tay
b. Phần mềm quản lý tài sản
c. Khác:... 2. Lƣới điện tại đơn vị xảy ra sự cố thƣờng là do
a. Do yếu tố thời tiết
b. Do quá tải, non tải dòng điện
c. Các nguyên nhân khác:………
3. TSCĐ là máy biến áp tại đơn vị có thời gian sử dụng a. Từ 5-9 năm
b. Từ10-14 năm c. Trên 15 năm
4. Nguồn vốn chủ yếu doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn: a. Vay từ ngân hàng.
b. Nguồn vốn khấu hao cơ bản