4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn tạ
4.3.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch huy động vốn
đặc biệt là thị trƣờng khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên địa bản hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng, phân đoạn khách hàng đƣa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tƣợng khách hàng gửi tiền, đặc điểm, xây dựng chính sách ƣu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm....
- Công tác xây dựng kế hoạch của Chi nhánh cần phải gắn kết chặt chẽ hơn với kế hoạch sử dụng vốn của Chi nhánh.
- Việc xây dựng và giao kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh cần hạn chế tính chủ quan áp đặt. Xây dựng và giao kế hoạch huy động vốn phải căn cứ vào tình hình thị trƣờng, khả năng tổ chức kinh doanh và mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng của Chi nhánh. Đồng thời phải kiện toàn hệ thống tổ chức, phân công đơn vị đầu mối có chức năng khai thác nguồn vốn, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác nguồn vốn và lập kế hoạch cho vay khách hàng, phát huy hiệu quả nguồn vốn tránh tình trạng bị động.
- Việc xây dựng kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh phải gắn với việc xây dựng chính sách huy động vốn. Xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, phù hợp diễn biến thị trƣờng, nhu cầu khách hàng và định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của MB Trần Duy Hƣng. Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hƣớng linh hoạt. Nghiên cứu thị trƣờng nguồn vốn huy động để đƣa ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt hấp dẫn khách hàng, phù hợp với diễn biến lãi suất thị trƣờng trong từng thời kỳ..