4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn tạ
4.3.4. Áp dụng lãi suất một cách linh hoạt
Ngoại trừ tiền gửi giao dịch ít nhạy cảm với lãi suất, các nguồn vốn có kỳ hạn đều có những phản ứng nhanh nhạy với lãi suất. Với biểu lãi suất thay đổi từng thời kỳ MB Trần Duy Hƣng có thể vận dụng mức lãi suất tối đa cho loại tiền gửi có kỳ hạn mà chúng ta cần tăng tỷ trọng, khi đó tiền gửi kỳ hạn khác không nhất thiết áp dụng mức tối đa, nhƣng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn dài hơn có lãi suất cao hơn. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi, chúng ta có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản nhằm tạo cơ hội tăng doanh lợi. Muốn tạo cơ hội tăng doanh lợi hoặc hạn chế rủi ro lãi suất trƣớc tiên MB Trần Duy Hƣng
phải tiến hành phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn, dự báo xu hƣớng biến động của lãi suất để chủ động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất một cách thích hợp. Trƣờng hợp kết quả dự báo chỉ ra rằng lãi suất có xu hƣớng giảm thì khoảng cách có lợi là nguồn vốn lớn hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất, lúc đó nguồn vốn có tính ngắn hạn hơn so với dƣ nợ cho vay, điều này sẽ nới rộng khoảng cách chênh lệch lãi suất đầu ra so với đầu vào. Ngƣợc lại, khi kết quả dự báo chỉ ra khả năng lãi suất sẽ tăng thì khoảng cách tích cực là tài sản lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên, việc dự báo xu hƣớng biến động của lãi suất là điều không hề dễ dàng nhƣng chúng ta có thể dựa vào một số động thái: nhƣ tỉ lệ lạm phát dự kiến, các chính sách của Chính phủ về Tài chính tiền tệ nhằm mục tiêu nới lỏng hay thắt chặt quan hệ Tài chính - tiền tệ, tốc độ tăng trƣởng GDP… để đƣa ra các quyết sách về huy động vốn. Nếu có những diễn biến trái ngƣợc dự đoán cần điều chỉnh kịp thời cơ cấu nguồn vốn và dƣ nợ cho vay trong đó việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sẽ đem lại kết quả lớn hơn so với việc theo đuổi điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ.
Lãi suất là công cụ quan trọng mà ngân hàng có thể sử dụng để tăng cƣờng qui mô, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Những năm trƣớc do qui mô kinh doanh tăng chậm, kết quả và tình hình tài chính còn hạn chế nên sức ép về chênh lệch lãi suất hai đầu quá lớn.
Để mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lƣợng tài sản về lâu dài lãi suất phải đƣợc sử dụng linh hoạt để điều chỉnh cơ cấu, tăng cƣờng qui mô huy động vốn. Tuỳ theo mức độ cạnh tranh trên từng địa bàn, chi nhánh cần có qui định lãi suất áp dụng cho phù hợp.
4.3.5. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.
Khi tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, Chi nhánh cần phải đồng thời xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Dựa trên
việc phân nhóm khách hàng, phân tích nhu cầu, đặc điểm khách hàng chi nhánh có thể xây dựng một chiến lƣợc tiếp cận khách hàng hợp lý. Tại Chi nhánh luôn phải có một bộ phận hỗ trợ nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, truyền đạt sâu hơn những thông tin về sản phẩm để kích thích nhu cầu của khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp sản phẩm cũng rất quan trọng. Nó sẽ làm cho khách hàng có ấn tƣợng tốt về sự chu đáo và chuyên nghiệp của ngân hàng, góp phần tạo ra một lƣợng khách hàng truyền thống đông đảo cho chi nhánh trong tƣơng lai. Tuy nhiên công việc này chƣa đƣợc chú ý đúng mức không chỉ ở Chi nhánh mà còn ở rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Nguyên nhân có thể do họ chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc làm này trong hoạt động Marketing ngân hàng và một phần do lƣợng khách hàng của ngân hàng quá đông. Việc chăm sóc khách hàng có thể đƣợc tiến hàng qua một số phƣơng án nhƣ sau:
- Cuối mỗi đợt trả lãi và gốc cho mỗi khách hàng, chi nhánh nên có thƣ cảm ơn tới khách hàng. Vào dịp lễ Tết, nên gửi thiệp chúc mừng tới những khách hàng truyền thống, những khách hàng có lƣợng tiền gửi lớn… Những việc làm này tuy nhỏ nhƣng lại có tác dụng rất lớn trong việc giữ chân khách hàng.
- Mỗi khi triển khai đợt huy động vốn mới, sản phẩm mới… Chi nhánh nên có sự tuyên truyền rộng rãi không chỉ ở phòng giao dịch mà còn nên đăng báo, hoặc phát tờ rơi tới tay khách hàng. Bên cạnh đó việc điều tra thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mới cũng là điều rất nên làm (có thể phát bảng câu hỏi đến tận tay khách hàng tại quầy giao dịch để khách hàng điền vào).
Những việc làm này tuy nhỏ nhƣng lại có tác dụng rất lớn trong việc giữ chân khách hàng vì nó thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng của mình.
4.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc nâng cao chất lƣợng, xây dựng đƣợc hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng là một điều vô cùng quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng đang thực hiện. Để làm đƣợc điều này thì phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ Ngân hàng - những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Để có đƣợc một đội ngũ cán bộ có chất lƣợng cao, Chi nhánh cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng thời, đây là một quá trình liên tục và lâu dài. Chi nhánh cần thƣờng xuyên nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, lựa chọn những chuyên đề, nghiệp vụ quan trọng để đào tạo chuyên sâu. Trong quá trình đào tạo chi nhánh nên chú ý đến hai vấn đề sau:
Nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho các giao dịch viên: Vai trò của các giao dịch viên là rất quan trọng, là hình ảnh và sự đánh giá của khách hàng về chi nhánh. Do đó cần nâng cao hơn nữa ý thức tác phong nghiệp vụ giao tiếp của đội ngũ giao dịch viên bằng việc đào tạo nghiệp vụ: Thuê các chuyên gia về Marketing, tiếp xúc khách hàng, đào tạo các kĩ năng xử lý tình huống. Bên cạnh đó cần có chế độ khen thƣởng nhân viên giao dịch hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.
Cử cán bộ nguồn vốn đi học thêm các khoá ngắn hoặc dài hạn về huy động vốn, marketing…để họ có thêm những kiến thức mới và cập nhật thông tin về các sản phẩm và phƣơng pháp huy động vốn mới của các ngân hàng trên thế giới để từ đó xây dựng đƣợc những chính sách huy động vốn hiệu quả hơn.
Nâng cao trình độ công nghệ cho nhân viên cần đƣợc chú trọng để có đƣợc đội ngũ thanh thạo và nhạy bén với các thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Nhân viên cần đƣợc đào tạo thƣờng xuyên, cập nhật nhanh chóng tình hình công nghệ, và sử dụng thành thạo những ứng dụng công nghệ mới mà hội sở đã quyết định áp dụng để không bị thua kém những chi nhánh hay chi nhánh khác.
Ngoài ra, bản thân mỗi cán bộ cần chủ động học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức đồng thời tìm cơ hội phát huy trong thực tiễn. Nhiều cán bộ có thâm niên làm việc có kinh nghiệm nhƣng nếu không cập nhập thông tin và các kiến thức mới sẽ làm hạn chế hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, Chi nhánh nên thực hiện việc luân chuyển cán bộ qua các vị trí khác nhau một cách hợp lý để tạo sự đồng bộ trong hoạt động Ngân hàng, đồng thời cán bộ có thể thu thập đƣợc nhiều kiến thức hơn, dày dặn kinh nghiệm hơn. Điều này một mặt sẽ tránh sự nhàm chán trong công việc, mặt khác cũng tránh đƣợc những tiêu cực có thể nảy sinh trong hoạt động Ngân hàng.
Chi nhánh cũng nên thƣờng xuyên phát động các phong trào thi đua tới từng phòng, động viên mỗi cá nhân, tập thể thi đua lập thành tích…Đồng thời tổ chức khen thƣởng kịp thời với những cá nhân, đơn vị xuất sắc. Ngoài ra, Chi nhánh nên có những chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý để củng cố lòng trung thành của nhân viên và thu hút đƣợc những cán bộ có trình độ làm việc.
4.3.7. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng.
Để đảm bảo đƣợc việc quản lý huy động vốn đầy đủ, MB Trần Duy Hƣng cần xây dựng hệ thống đáp ứng đƣợc việc quản lý thông tin huy động vốn trên một số phân hệ nhƣ sau: Quản lý các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, trong đó bao gồm tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý các nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý các nguồn vốn huy động từ đi vay, vay từ Ngân hàng Nhà nƣớc, vay từ các định chế tài chính; Quản lý các nguồn vốn từ các nguồn khác, sử dụng các luồng tiền nhàn rỗi trong hệ thống...
Ngoài ra cần triển khai đồng bộ các công nghệ số nền tảng nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cũng nhƣng nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nhƣ:
- Phát triển ứng dụng, thúc đẩy kênh phân phối đƣa Mobile Banking trở thành một kênh chính của ngân hàng trong tƣơng lai; tăng cƣờng khai thác thông tin khách hàng qua hệ thống mạng xã hội, mở rộng thực hiện công nghệ hóa, số hóa tại chi nhánh.
- Chú trọng phát triển ứng dụng quản lý thông tin khách hàng thông qua việc vận dụng chức năng CRM cơ bản trong Touch Point Sale & Service, thúc đẩy quản lý quan hệ khách hàng và bán chéo, phân khúc giá và phí dịch vụ theo từng nhóm khách hàng, thu thập thông tin khách hàng qua mạng xã hội.
- Định hƣớng quy hoạch hạ tầng tăng cƣờng đầu tƣ an toàn bảo mật thông tin. Đảm bảo quản trị vận hành hệ thống CNTT thông suốt, an toàn bảo mật, đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng hiện đại chẳng hạn nhƣ các ứng dụng thanh toán điện tử Internet Banking cùng những dịch vụ thẻ thanh toán khác. Đây là hƣớng đi để nâng cao giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
- Các dự án công nghệ ngân hàng cần đƣợc nâng cấp và đƣa vào ứng dụng thực tiễn nhƣ: nâng cấp Core Banking phiên bản T24, dự án Digital Banking… Việc ứng dụng công nghệ mới thông qua việc tích hợp, phát triển phần mềm, thiết kế hệ thống, phát triển quy trình và đặc biệt là thay đổi tƣ duy về dịch vụ khách hàng truyền thống hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là những trải nghiệm về công nghệ, sự tiện dụng, tiện lợi và bảo mật cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hoạt động marketing số, dựa trên nền tảng đầu tƣ, phát triển CNTT hiện đại, nghiên cứu ứng dụng công nghệ
mới cùng với phát triển, ứng dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh vào trong hoạt động của ngân hàng số. Đồng thời chú trọng vấn đề an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng trong thời đại của công nghệ số hiện nay.
- Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến nhất để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đồng nhất qua mọi kênh nhƣ Chi nhánh hay Call Center, dự đoán những nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng để đƣa ra những tƣ vấn kịp thời và chính xác.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hƣng đã có những bƣớc chuyển biến rõ rệt không ngừng, đổi mới, hoàn thiện căn bản tất cả các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ quản lý hoạt động huy động vốn.
Những biện pháp quản lý mang tính chiến lƣợc đã nâng cao hiệu quả của công tác quản lý huy động vốn và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể nhƣ nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, do những nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hƣng còn những hạn chế và bất cập ở tất cả các nội dung của công tác này.
Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động huy động vốn, ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hƣng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn. Đó là các giải pháp: 1) Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động huy động vốn; 2) Hoàn thiện công tác kế hoạch huy động vốn; 3) Đa dạng hóa khách hàng và các hình thức huy động vốn; 4) Áp dụng lãi suất một cách linh hoạt; 5) Nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách hàng; 6) Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; 7) Hiện đại
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Lê Hữu Bình, 2016. :Tăng cường huy động vốn tại Agribank - chi nhánh Nghệ An”, Học viện Ngân hàng
2. Huỳnh Thế Du & Nguyễn Minh Kiều, 2011. Hệ thống tài chính Việt Nam, Chƣơng trình kinh tế Fullbright tại Việt Nam
3. Phan Thị Thu Hà, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội.NXB Giao thông vận tải .
4. Nguyễn Phƣơng Hồng , 2016 : “Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tại Sacombank - chi nhánh Hà Nội”, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Thị Hồng, 2011. Đô la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 5/2011.
6. Nguyễn Phƣơng Hồng ,2016. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tại Sacombank - chi nhánh Hà Nội, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Trịnh Thị Kim Hảo 2015: Tăng cường quản lý nguồn vốn huy động trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Agribank Thanh Hóa,Học viện Ngân hàng.
8. Nguyễn Minh Kiều, 2013. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, TP Hồ Chí Minh.NXB Thống kê.
9. Nguyễn Phi Lân, 2012. Cầu tiền trong mối quan hệ với lạm phát và chính sách tiền tệ của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, 2012.
10. Tô Kim Ngọc, 2011. Xu hƣớng biến động của mặt bằng lãi suất
11.Tô Kim Ngọc, 2012. Giáo trình tiền tệ và ngân hàng , Học viện ngân hàng - Hà Nội.NXB thống thƣơng mại, NXB Thống kê,
12. Tô Kim Ngọc, 2014. Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiển tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm 2011- nay, Bài viết cho
Hội thảo tại NHNN.
13. Ngân hàng nhà nƣớc, Báo cáo nhanh các năm 2015, 2016, 2017
14. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam 2015 quyết định số 49/2005/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về việc ban hành quy định phân loại nợ trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Hà Nội
15. Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo thƣờng niên các năm 2015, 2016, 2017
16. Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hƣng, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017
17. NHNN Việt Nam 2013, thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN 18. NHNN Việt Nam 2013, thông tƣ số 09/2014T-NHN
19. Nguyễn Thị Lan Phƣơng, 2010. Giải pháp tăng cƣờng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại Thương.
20. Nguyễn Thị Minh Phƣơng, 2011. Giải pháp tăng cƣờng huy động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh