Thực trạng về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam – xét theo hai thuộc tính của hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lý luận hàng hóa của c mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 61 - 68)

2. CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA ĐỂ NÂNG CAO

2.2 Thực trạng về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam – xét theo hai thuộc tính của hàng hóa

thuộc tính của hàng hóa

Để đánh giá sức cạnh tranh của từng loại hàng hóa, cần phải tìm hiểu quy mô thị trường mà hàng hóa đó chiếm lĩnh, đây là chỉ số tổng hợp tiêu biểu nhất thể hiện sức cạnh tranh hiện tại của hàng hóa. Để tìm hiểu cụ thể

hơn, cần phải đánh giá các biểu hiện của hai tiêu chí giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa: giá cả hàng hóa, chất lượng hàng hóa, hình thức bên ngoài, sự

thương hiệu của hàng hóa. Sau cùng, để giải thích tại sao hàng hóa có sức cạnh tranh như vậy, cần phải tìm hiểu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng

đến sức sản xuất của lao động: trình độ người lao động, khoa học công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, khung phân tích này sẽ là công cụ nghiên cứu hiệu quả sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa.

Tuy nhiên, vẫn dựa vào khung phân tích đó, khi đánh giá chung về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thì không thể đánh giá quá chi tiết từng tiêu chí được vì hàng hóa Việt Nam bao gồm rất nhiều loại. Do vậy, dưới đây sẽ trình bày thực trạng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam dựa trên việc chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam nói chung.

2.2.1 Th phn hàng hóa Vit Nam

2.2.1.1Thị phần nội địa của hàng hóa Việt Nam

Hàng hóa Việt Nam giữ vị trí cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường hàng hóa tiêu dùng nội địa. Chẳng hạn, tại thị trường trong nước, gạo Việt Nam giữ vị trí ưu thế do thị trường gạo thường có tính chất vùng, tức là gạo

được lưu thông ngay trong vùng sản xuất và vùng lân cận [22, tr.86]. Sự xâm nhập của gạo Thái Lan, Nhật Bản đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội

địa Việt Nam, nhưng tỷ trọng vẫn ở mức rất thấp, chủ yếu tập trung ở phân khúc thị trường gạo cao cấp [87]. Trong giai đoạn 2000- 2007, Lượng gạo tiêu dùng nội địa chiếm trung bình 61%, xuất khẩu chiếm 39% sản lượng gạo hàng năm [58, tr.96]. Ưu thế của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước thể hiện ở sự tăng lên của hàng hóa Việt Nam trong cơ cấu hàng bán lẻ của các siêu thị lớn và trong giỏ hàng hóa của người dân, đặc biệt là những hàng hóa trực tiếp phục vụ tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, hàng dệt may,

văn phòng phẩm. Ví dụ, tại các siêu thị Metro Việt Nam, trên 90% hàng hóa bày bán đều do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất [84].

Ưu thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố. Một là, về giá cả, một số hàng tiêu dùng có giá cả tương đối thấp so với hàng hóa nhập khẩu, phù hợp thu nhập chưa cao của đại bộ phận người dân Việt Nam,

đặc biệt là khách hàng sống ở nông thôn. Hai là, thói quen tiêu dùng hàng hóa

trên địa bàn gần, thân thuộc của người tiêu dùng giúp hàng hóa Việt Nam

được ưa chuộng, tin tưởng, dù nhiều hàng hóa chưa có thương hiệu lớn. Ví dụ, người dân trong thôn, xã thường tiêu dùng sản phẩm rèn, sản phẩm mộc của những người thợ nổi tiếng trong vùng. Ba là, sự hạn chế nhận thức về

hàng hóa làm những yêu cầu của khách hàng đối với nhiều hàng hóa chưa cao, chưa cầu kỳ, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam được chấp nhận dễ

dàng hơn. Bốn là, hàng hóa Việt Nam mang nhiều nét văn hóa phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng Việt. Chẳng hạn, những chiếc bát được in hình làng quê Việt Nam, Chùa một cột… do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sẽ dễ được thị trường trong nước chấp nhận hơn những chiếc bát có nhiều họa tiết hoa lá do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất.

2.2.1.2Thị phần ngoài nước của hàng hóa Việt Nam

Một là, Trên thị trường ngoài nước, thị phần của hàng hóa Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, ngay cả hàng hóa có sức cạnh tranh cao như nông sản, dệt may cũng chỉ chiếm tỷ phần hạn chế. Chẳng hạn, dù theo tiêu chí nào, thị phần gạo Việt Nam vẫn thường xuyên giữ vị trí thứ hai, thứ ba thế giới. Xét theo sản lượng, gạo Việt Nam chiếm 17,96%, đứng thứ hai thị phần gạo thế giới trong năm 2008, thấp xa so với thị phần 31,08% của gạo Thái Lan.

Bảng 2.1: Thị phần xuất khẩu gạo tính theo sản lượng 1998 – 2008 Đơn vị: % Năm 1998 1999 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thế giới 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Trung Quốc 10,91 12,97 7,55 3,23 2,27 4,18 4,21 3,27 4,49 Ấn Độ 11,09 6,37 7,92 11,64 16,20 15,58 19,79 11,40 8,63 Pakistan 7,41 8,90 9,88 7,29 10,48 12,29 8,47 10,11 13,81 Thái Lan 26,91 28,78 30,76 37,20 25,14 25,33 30,01 33,75 31,08 Việt Nam 18,35 14,81 14,43 15,76 17,88 16,16 14,20 15,67 17,96 Mỹ 10,65 12,51 10,39 11,34 13,35 11,36 9,51 11,10 10,70 Nước khác 14,68 15,66 19,07 13,54 14,68 15,10 13,81 14,70 13,33

Nguồn: United States Department of Agriculture [109] và tính toán của tác giả

Xét theo giá trị, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam tương đương 12,12% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thế giới năm 2006, bằng ½ kim ngạch xuất khẩu gạo Thái Lan và thấp hơn một chút so với kim ngạch gạo Ấn Độ.

Đáng lưu ý là, dù sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên theo từng năm nhưng tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu vẫn dao động quanh mức 10% – 14% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thế giới.

Bảng 2.2:Thị phần xuất khẩu gạo tính theo giá trị 1996 – 2006

Đơn vị: % Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thế giới 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Trung Quốc 1,78 3,57 9,80 8,55 8,89 5,02 5,89 6,94 2,59 2,34 3,89 Ấn Độ 11,56 11,69 15,78 9,21 10,08 10,09 18,22 12,55 16,48 14,70 14,76

Pakistan 6,70 6,16 5,94 7,50 8,20 7,44 6,92 7,88 6,99 9,70 10,92

Thái Lan 26,04 27,70 21,96 24,73 25,20 22,54 24,52 25,64 30,05 24,25 24,48 Việt Nam 11,13 11,18 10,67 13,00 10,25 8,92 10,90 10,09 10,59 14,66 12,12 Mỹ 13,42 11,97 12,65 11,99 12,86 10,25 11,65 14,46 13,03 13,45 12,19

Nước khác 29,37 27,73 23,2 25,02 24,52 35,74 21,9 22,44 20,27 20,9 21,64

Nguồn: United States Department of Agriculture và tổng hợp của tác giả

Những bảng trên cho thấy, xét theo giá trị, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam tương đương 12,12% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thế giới năm 2006, bằng ½ kim ngạch xuất khẩu gạo Thái Lan và thấp hơn một chút so với kim ngạch gạo Ấn Độ. Đáng lưu ý là, dù sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên theo từng năm nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vẫn dao động quanh mức 10% – 14% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thế giới.

Tương tự, dù giữ vị trí thứ hai tại thị trường dệt may Mỹ, nhưng hàng dệt may Việt Nam cũng chỉ chiếm thị phần 0,07% (năm 2001), 3,64 (năm 2006), và mới đạt đến 5,82% (năm 2008) [49, tr.73].

Hai là, sự mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên thị trường hàng hóa cao cấp vẫn còn hạn chế. Nhiều loại hàng hóa Việt Nam không đáp ứng

được yêu cầu xuất khẩu hoặc không thể cạnh tranh được với hàng hóa của các quốc gia khác. Ví dụ, dù số lượng thị trường tăng từ 20 quốc gia (1991) lên hơn 80 quốc gia (2005), nhưng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu là thị trường Châu Á.

Biểu đồ 2.1 cho thấy, trong năm 2007 và 2008 Việt Nam xuất khẩu trên 50% gạo sang các thị trường Châu Á, trong khi thị trường Châu Mỹ chỉ chiếm hơn 10%, thị phần Châu Âu chỉ chiếm từ 1,9% đến 3,3%. Gạo xuất khẩu đã xâm nhập từng bước vào những thị trường khó tính như Anh, Thụy Sỹ, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan... nhưng vẫn ở mức khiêm tốn do đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu chất lượng rất khắt khe, chỉ một bộ phận gạo chất lượng cao mới đáp ứng được [54, tr.53]. Báo cáo ngành hàng gạo Việt

Nam cho thấy, năm 2007 các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam dành ưu tiên và dự kiến xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 150.000 - 170.000 tấn gạo, nhưng đến tháng 10/2007, tổng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mới đạt 60050 tấn, tương đương 40% kế hoạch [54, tr.56]. Tại những thị

trường cao cấp này, gạo Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của gạo cao cấp Thái Lan [54, tr.57].

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 0.1% 1.9% 8.4% 11.5% 78.1% 0.1% 3.3% 22.0% 15.8% 58.8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Châu đại dương Châu Âu Châu Phi Châu Mỹ Châu Á

2007 2008

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2009), Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008, triển vọng 2009

Ba là, tại nhiều ngành hàng, thị phần hàng hóa Việt Nam đang mở rộng dần cho thấy sức cạnh tranh của hàng hóa ngày càng tăng thêm trên thị trường quốc tế. Hàng hoá của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (trên 180 thị trường) gồm những thị trường lớn (Mỹ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc…) và những thị trường mới (Nga, Châu Phi..). Xu hướng này thể hiện ở sự tăng trưởng xuất khẩu tương đối nhanh: Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 62,9 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng hơn 29%, với 10 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD/mặt hàng. Nhóm

hàng dệt may, giày dép, hải sản vẫn là những mặt hàng có tỷ trọng lớn và tốc

độ tăng trưởng khá trong điều kiện kinh tế trên đà suy thoái hiện nay. Một số

mặt hàng khác cũng có kim ngạch tăng nhanh như: sản phẩm gỗ, dây điện và cáp điện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện...[39].

Đáng lưu ý là, xu hướng mở rộng sức cạnh tranh được đẩy mạnh khi quan hệ thương mại song phương, đa phương của Việt Nam với Mỹ, Liên minh Châu Âu… được chú trọng. Chẳng hạn, tại thị trường Mỹ, thị phần tuyệt đối hàng dệt may Việt Nam tăng nhanh trong khi thị phần hàng dệt may các nước khác giảm nhanh:

Bảng 2.3: Sự thay đổi thị phần các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.

Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Trung Quốc 9,3 12,11 14,99 17,15 25,11 29 33,53 35,07 Mexico 12,73 10,28 8,92 8,02 6,81 5,68 5,48 5,32 Ấn Độ 3,75 4,15 4,15 4,36 5,17 5,39 5,29 5,45 Hồng Kông 6,27 5,59 4,93 4,75 4,04 3,1 2,2 1,77 Indonesia 3,63 3,23 3,07 3,14 3,45 4,18 4,36 4,55 Việt Nam 0,07 1,32 3,21 3,26 3,23 3,64 4,73 5,82 Canada 4,5 4,43 4,03 3,7 3,19 2,77 2,28 1,77 Honduras 3,34 3,39 3,24 3,21 2,95 2,62 2,61 2,8 Banglades 3,14 2,76 2,5 2,48 2,75 3,21 3,3 3,8 Thái Lan 3,48 3,05 2,68 2,64 2,38 3,38 2,13 2,12 Philipin 3,2 2,82 2,63 2,33 2,15 2,24 1,86 1,53 Nước khác 46,59 46,87 45,65 44,96 38,77 34,79 32,23 30,00 Total 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: http://www.otexa.ita.doc.gov, Luận án “Sức cạnh tranh hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa kỳ” [49, tr.73] và tính toán của tác giả.

Bảng trên cho thấy, năm 2001, dệt may Việt Nam chỉ chiếm 0.07% thị

trường Mỹ, sau 1 năm, thị phần này đã tăng lên 1,32% - tức gần 20 lần (do tác

động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Mỹ). Từ sau 2002, thị phần dệt may Việt Nam liên tục tăng lên nhanh chóng, đạt 3,21% năm 2003 (gấp khoảng 45 lần so với thị phần 2001), đạt 5,82% (tăng trên 8000% so với thị phần 2001). Nhờ đó, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm các nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Mỹ, vị trí thứ hai trong năm 2008. Hơn nữa, từ 2001 đến 2008, thị phần dệt may Việt Nam tăng trưởng trong sự cạnh tranh quyết liệt với những bạn hàng lâu đời tại thị trường Mỹ: Mexico từ vị trí số 1 (13,52% - 2000) xuống vị trí thứ 4 (5,32% - 2008), Hồng Kông từ vị trí thứ 3 (6,57% - 2000) xuống vị trí 11 (chỉ 1,73% - 2008), Canada từ vị trí 4 (4,67% - 2000) xuống vị trí 10 (1,77% - 2008). Thị phần co lại của các đối thủ cạnh tranh cho thấy, dệt may Việt Nam nói riêng, hàng hóa Việt Nam nói chung, không những đuổi kịp mà còn vượt xa nhiều đối thủ khác đã buôn bán ở Mỹ

từ trước như Canada, Thái Lan, Hồng Kông…

Bảng 2.4: Thị phần tương đối của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Ấn Độ trên thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lý luận hàng hóa của c mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)