3. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM
3.1 Định hướng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
Vận dụng lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa cho thấy, việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cần thực hiện theo các định hướng sau:
3.1.1 Nâng cao và đa dạng hóa giá trị sử dụng của hàng hóa
Thứ nhất, đa dạng hóa giá trị sử dụng của hàng hóa đểđáp ứng đa dạng
đối tượng khách hàng.
Với mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng gia tăng và trở nên khắt khe hơn, đòi hỏi cao hơn về giá trị sử dụng so với khi họ có mức sống thấp. Đồng thời, khách hàng sẽ yêu cầu những hàng hóa phù hợp với sở thích cá nhân hơn là những hàng hóa đại trà,
đáp ứng nhu cầu chung của mọi khách hàng. Bởi vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa cần phải đa dạng hóa hơn nữa để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng.
Mặt khác, sự phân hóa xã hội ngày càng gia tăng tạo ra nhiều nhóm tiêu dùng khác nhau với nhiều mức độ nhu cầu khác nhau. Với mỗi loại hàng hóa, yêu cầu về giá trị sử dụng cũng ở nhiều phân cấp khác nhau. Như vậy, thị
trường mỗi loại hàng hóa sẽ bị phân khúc nhỏ hơn, đặc biệt là những hàng hóa có tần suất sử dụng cao như nông sản, hàng tiêu dùng… Nếu người sản xuất chỉ cung ứng một vài loại giá trị sử dụng thì thị phần của hàng hóa chỉ ở
phạm vi nhỏ hẹp. Ngược lại, nếu đa dạng hóa giá trị sử dụng ở nhiều mức độ
thì thị phần hàng hóa sẽđược mở rộng hơn.
Bên cạnh đó, nếu nhiều người sản xuất cùng cung cấp một loại hàng hóa có giá trị sử dụng giống nhau thì sự cạnh tranh hàng hóa sẽ rất gay gắt. Trong khi đó, nếu sản xuất nhiều mức độ giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu đặc trưng
của từng nhóm khách hàng thì loại hàng hóa đó có thể chiếm được nhiều phân khúc thị trường. Ví dụ, trên thị trường điện thoại di động, nếu hãng NOKIA và hãng Samsung chỉ sản xuất đồng loạt những điện thoại có chức năng như
nhau: nghe, gọi, nhắn tin, chụp ảnh, quay video… thì sự cạnh tranh giữa điện thoại của NOKIA và Samsung sẽ rất khốc liệt. Tuy nhiên, bên cạnh những
điện thoại thông thường, hãng NOKIA còn sản xuất riêng dòng điện thoại E- series phục vụ doanh nhân, dòng N-series phục vụ nhóm khách hàng ưa dùng
đa phương tiện. Nhờ vậy, những điện thoại E-series ít chịu sự cạnh tranh của
điện thoại Samsung trên thị trường điện thoại dành cho doanh nhân, dù sự
cạnh tranh trên thị trường điện thoại di động truyền thống vẫn hết sức gay gắt.
Thứ hai, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng hóa về an toàn, vệ
sinh, môi trường…Sự gia nhập ngày sàng sâu vào thương mại toàn cầu buộc các hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh, môi trường… Mặt khác, việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ giúp hàng hóa Việt Nam vượt qua sự kiểm soát pháp lý, mà còn giúp chiếm lĩnh được niềm tin, sự yêu thích của khách hàng quốc tế , tức là có sức cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên, do chưa đáp ứng tốt những yêu cầu đó mà hàng hóa Việt Nam bị hàng hóa nước ngoài cạnh tranh gay gắt không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả ở thị trường nội địa. Chính vì thế, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải sản xuất các giá trị sử dụng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, thường xuyên đổi mới giá trị sử dụng của hàng hóa để đón đầu xu hướng tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Nhu cầu người tiêu dùng thường không ổn định mà thay đổi theo sự phát triển chung của các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì thế, một hàng hóa có thể phù hợp nhu cầu khách hàng ở thời điểm này nhưng sau một thời gian có thể không đáp ứng được nhu cầu đã thay đổi của khách hàng, và do vậy, hàng hóa đã không còn sức cạnh tranh. Điều này đòi hỏi hãng sản xuất phải đón
đầu xu hướng tiêu dùng mới của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, dự báo nhu cầu tiêu dùng thanh long ruột đỏ của thị trường thế giới tăng cao, nông dân đã lai tạo thanh long ruột đỏ được nhập từ
Colombia năm 1995 với thanh long ruột trắng của Việt Nam để tạo ra loại thanh long ruột đỏđộc đáo, đáp ứng khẩu vị người tiêu dùng và có giá trị xuất khẩu cao hơn, nhờđó nâng cao sức cạnh tranh của thanh long Việt Nam [77].
Người sản xuất cần khảo sát thị trường sâu sắc nhằm tìm hiểu, đánh giá hiện trạng thị trường và những đòi hỏi mới đối với hàng hóa, đặc biệt là, phải chú ý đến những phàn nàn, không hài lòng của khách hàng để tiếp tục cải tiến giá trị sử dụng phù hợp hơn. Đồng thời, người sản xuất có thể thăm dò người tiêu dùng bằng cách đưa ra một vài thay đổi dự kiến về giá trị sử dụng. Mọi phản ứng, đòi hỏi của khách hàng đều là những tín hiệu về xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Cần lưu ý rằng, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài có nhiều nét đặc thù khác nhau nên công tác nghiên cứu thị trường cần được tiến hành linh hoạt, tùy điều kiện thị trường.
Thứ tư, việc nâng cao giá trị sử dụng gắn liền với xây dựng thương hiệu của hàng hóa.
Thương hiệu – hay biểu tượng của giá trị sử dụng – cần được xây dựng và phát triển tương ứng với giá trị sử dụng. Đó là điều cấp thiết bởi vì: Trước hết, khi nội dung – giá trị sử dụng – đã phát triển thì hình thức biểu hiện bên ngoài của nội dung ấy – thương hiệu – cũng cần thay đổi cho phù hợp. Một hàng hóa tốt luôn cần có thương hiệu để tạo ra một hình ảnh tốt trong tâm trí
khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, hay cạnh tranh thương hiệu cũng nằm trong cạnh tranh hàng hóa. Điều này thể hiện ở chỗ, người tiêu dùng thường lựa chọn những hàng hóa mà họ nghĩ rằng, đánh giá rằng giá trị sử dụng của hàng hóa ấy tốt.
Tuy nhiên, thương hiệu chỉ có thể được bảo vệ dựa trên sự tiến bộ thực của giá trị sử dụng vì chỉ những giá trị sử dụng nào thỏa mãn được nhu cầu khách hàng thì mới nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Sách “Sự thật về
100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại” đã dẫn ra sai lầm của hãng Cocacola khi đưa ra sản phẩm mới New Coke thay thế hoàn toàn những sản phẩm truyền thống năm 1985. Hương vị dựa trên công thức mới của New Coke không làm hài lòng khách hàng giống như sản phẩm truyền thống. Kết quả là, thị phần của Cocacola không được cải thiện mà còn bị thu hẹp bởi sự
vươn lên của hãng PepsiCola [25, tr.17-25]. Như vậy, dù thương hiệu của hãng Cocacola được xây dựng rất bền vững và rộng khắp, nhưng, giá trị sử
dụng của sản phẩm mới không đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng đã làm cho thương hiệu này không thể phát triển được. Tức là, giá trị sử dụng vẫn là yếu tố cốt lõi cho sức cạnh tranh của hàng hóa, thương hiệu dù bóng bẩy và quan trọng nhưng cũng chỉ là biểu hiện bên ngoài của giá trị sử dụng.
3.1.2 Hạ thấp giá trị của hàng hóa
Hạ thấp giá cả hàng hóa là một cách thức cạnh tranh hữu hiệu, đặc biệt là
đối với những người sản xuất mới gia nhập thị trường. Ví dụ, Tổng công ty Viễn thông Viettel đã thành công lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam với chiến lược hạ thấp giá dịch vụ viễn thông. Năm 2005, chưa đầy 1 năm hoạt
động, nhờ mức giá cước thấp hơn hẳn các đổi thủ cạnh tranh, Viettel đã có 1 triệu thuê bao. Đến năm hoạt động thứ hai, năm 2006, Viettel đã đạt 5 triệu thuê bao. Đến tháng 4/2007, vẫn dựa trên nguyên tắc giá phù hợp cho mọi người (“anyprice”), Viettel đã đạt 10 triệu thuê bao, tốc độ phát triển thị
trường tăng 10 lần chỉ trong hơn 2 năm. Đến tháng 6/2008, mạng di động Viettel đã đạt 20 triệu tổng số thuê bao thực, gần gấp đôi so với mạng di động
đứng thứ 2 trên thị trường. Theo điều tra của Bộ Thông tin và Truyền thông tháng 5/2008, Viettel đạt vị trí số 1 trên thị trường di động Việt Nam, chiếm
hơn 40% thị phần trong tổng số 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động [101].
Cơ sở để cạnh tranh bằng giá cả là giá trị cá biệt hàng hóa phải được hạ
thấp hơn giá trị xã hội. Nhờ đó, hàng hóa có sức cạnh tranh rất lớn do giả cả
có thể được giữ thấp hơn giá cả thị trường. Muốn hạ thấp giá trị cá biệt, giải pháp tối ưu và duy nhất là người sản xuất phải nâng cao năng suất lao động cá biệt vượt trội năng suất lao động xã hội, hay năng suất lao động của những
đối thủ sản xuất hàng hóa cùng loại.
Cần lưu ý rằng, sức cạnh tranh của hàng hóa không thể chỉ dựa vào một lợi thế giá trị cá biệt thấp hoặc giá trị sử dụng cao. Bởi vì mỗi chiến lược nếu sử dụng riêng đều mang những hạn chế nhất định. Đối với chiến lược hạ thấp giá trị cá biệt, ưu thế về giá sẽ tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa trên thị trường, nhưng ưu thế này sẽ không bền vững do các đối thủ khác cũng nhanh chóng đưa mức giá xuống thấp, thậm chí rất thấp để cạnh tranh. Đối với chiến lược nâng cao và đa dạng hóa giá trị sử dụng, người sản xuất sẽ phải bỏ ra nhiều hao phí lao động để nghiên cứu thị trường, phải nâng cấp tư liệu sản xuất hiện đại và trả tiền công cao cho lao động phức tạp…. Điều này buộc doanh nghiệp phải bán hàng hóa với giá cả cao hơn so với mức giá cả hàng hóa trung bình, tức là khó tiêu thụ hàng hóa hơn.
Như vậy, nếu chú trọng đến một trong hai thuộc tính thì sức cạnh tranh của hàng hóa không bền vững. Chỉ khi nào một hàng hóa vừa có giá trị sử
dụng cao mà giá trị cá biệt lại thấp thì sức cạnh tranh mới càng mạnh mẽ. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam vừa phải phấn đấu hạ thấp giá trị cá biệt, vừa phải coi trọng nâng cao giá trị sử dụng bằng cách cải tiến không ngừng năng suất lao động.