Trình độ học vấn của CBCC cấp xã năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 67 - 110)

TT Trình độ học vấn Cán bộ Công chức Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Tiểu học 8 0,15 0 2 THCS 355 6,93 39 0,72 3 THPT 4780 93,3 5315 98,61

(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Tháng 6/2010)

Bảng 3.6. Trình độ học vấn của CBCC cấp xã năm 2015 TT Trình độ học vấn Cán bộ Công chức TT Trình độ học vấn Cán bộ Công chức Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Tiểu học 3 0,06 0 2 THCS 323 6,3 27 0,5 3 THPT 4797 93,6 5363 99,5

(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Tháng 3/2015)

* Nguồn nhân lực CBCC cấp xã phân theo trình độ chuyên môn, chính trị theo chức danh

Bảng 3.7. Trình độ chuyên môn, chính trị của CBCC cấp xã theo chức danh TT Chức danh Tổng số Chuyên môn Chính trị Ch ưa qua đào tạ o Sơ c ấ p Tr ung c ấ p Ca o đ ẳ ng Đ ạ i h ọ c Ch ưa đào t ạ o Sơ c ấ p Tr ung c ấ p Ca o c ấ p I Cán bộ chuyên trách 5123 658 155 2129 96 2039 276 776 3920 126 1 Bí thư đảng ủy 479 44 19 145 7 264 3 11 424 41 2 Phó bí thư đảng ủy 539 23 7 240 10 256 12 22 489 13 3 Chủ tịch HĐND 50 1 0 19 2 30 0 0 45 5 4 Phó Chủ tịch HĐND 475 44 25 234 4 163 24 47 401 3 5 Chủ tịch UBNND 471 14 19 126 4 302 9 33 402 27 6 Phó Chủ tịch UBND 732 32 9 255 9 428 20 97 607 5 7 Chủ tịch MTTQ 480 99 20 210 6 146 18 72 386 3 8 Bí thư đoàn 479 36 3 225 23 193 58 153 261 3 9 Chủ tịch Hội Phụ nữ 478 55 15 286 9 100 44 104 342 0 10 Chủ tịch Hội Nông dân 465 79 9 254 4 112 43 104 306 10 11 Chủ tịch Hội CCB 478 231 29 135 18 45 45 133 275 16 II Công chức 5391 35 33 2978 356 1984 1685 1780 1725 6 1 Trưởng Công an 432 11 17 359 4 41 33 117 282 0 2 Trưởng Quân sự 456 8 4 397 14 33 30 67 357 1 3 Văn phòng - Thống kê 905 1 3 499 58 343 307 348 216 3 4 Địa chính - Xây dựng 1007 2 2 481 67 454 417 371 221 1 5 Tư pháp - Hộ tịch 794 4 0 485 25 290 279 243 219 0

6 Văn hóa - xã hội 866 6 3 386 87 383 320 278 233 1

7 Tài chính - Kế toán 931 3 4 371 101 440 299 356 197 0

(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy - tháng 3/2015)

Nhìn chung trình độ chuyên môn, lí luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh hiện nay đã không ngừng được nâng lên và tiến tới

với những năm trước đây. Tháng 6/2010, tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 41,23%, trình độ lí luận chính trị trung cấp, cao cấp chiếm 46,95% thì đến tháng 3 năm 2015 tỷ lệ có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 47,1%, trình độ lí luận chính trị trung cấp, cao cấp chiếm 55,5%. Đối chiếu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh với tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (chủ yếu với tiêu chuẩn trình độ) tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ thì phần lớn đội ngũ CBCC cấp xã ở Nghệ An đạt chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ, công chức cấp xã như vậy so với điều kiện thực tế của xã hội còn thấp, chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của tình hình mới. Do đó, vấn đề nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3.3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Đa số cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Nghệ An có bản lĩnh chính trị

vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, ý thức kỷ luật tốt và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, công chức phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, vi

phạm nguyên tắc đảng, tự phê bình và phê bình còn yếu; có biểu hiện tiêu

cực, sách nhiễu, tham ô, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái quy định của pháp luật, hành chính hóa, sử dụng bằng giả để đủ điều kiện được bổ nhiệm... đã gây ra sự bất bình và thiếu tôn trọng từ phía người dân

đối với chính quyền địa phương.

3.3. Đánh giá chung

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:

Thứ nhất, quy mô đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được tăng lên qua các năm. Số lượng nhân lực tiếp tục tăng qua các năm đáp ứng được việc tăng

cường công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ở cơ sở. Chất lượng ngày càng được nâng lên không chỉ về năng lực, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức mà quan trọng hơn, hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức đã thoát khỏi tư duy bao cấp, làm việc theo cơ chế xin cho sang hoạt động theo hướng phục vụ, thực sự là công bộc của dân, do dân và vì dân.

Chính sách tuyển dụng ngày càng được hoàn thiện, hàng năm thu hút được nhiều cán bộ trẻ, có chất lượng, được đào tạo có hệ thống, đặc biệt là công chức công chức cấp xã, góp phần trẻ hoá và từng bước nâng chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ hai, công tác quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ bước đầu được

chuẩn hoá, quy trình hoá đi vào nề nếp và khá đồng bộ từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ đảm nhận các chức vụ, chức danh trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Từng bước quan tâm đến việc đánh giá cán bộ trên cơ sở lấy kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu; quy hoạch để có đủ nguồn kế cận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ khi hội tụ các điều kiện tạo ra đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có chất lượng; có cơ chế sàng lọc những người năng lực yếu, không đủ trình độ...., góp phần nâng cao chất lượng nguồn cán bộ công chức để sử dụng có hiệu quả.

Thứ ba, công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức được chú trọng và đẩy mạnh. Công tác đào tạo phát triển được quan tâm thường

xuyên; phát huy nội lực tự đào tạo là chính với hình thức, nội dung, đối tượng đào tạo khá phong phú, đồng bộ đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ tư, hoạt động duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng phong phú. Từ thực hiện tốt các chính sách tiền lương, phụ cấp lương,

phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp công vụ, bảo hiểm xã hội… theo đúng quy định của nhà nước. Người lao động còn được tham gia vào các phong trào văn hoá, thể thao, các diễn đàn phụ nữ, thanh niên, sinh hoạt đoàn thể…đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức.

Tóm lại,trong thời gian qua, các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân của những thành tự trên là do:

Một là, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số chủ trương,

cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đảm bảo đúng hướng, chọn đúng vấn đề trọng tâm, cấp bách trong công tác cán bộ để giải quyết, đó là vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí cán bộ, công chức cấp xã.

Hai là, các huyện, thành, thị đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo,

quyết tâm cao trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của cấp trên về xây dựng và phát triển đội cán bộ, công chức cấp xã. Vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Ba là, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thức

đúng hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của cấp xã; vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã. Từ đó, có sự quan tâm hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện và đầu tư về mọi mặt để phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã.

Bốn là, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính

quyền các cấp, để đạt được những kết quả trên cần phải kể đến sự nỗ lực tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu vươn lên của chính bản thân mỗi người cán bộ, công chức cấp xã. Đa số cán bộ, công chức được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có ý thức tự học tập, phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

3.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu của hội nhập và phát triển, việc phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã ở Nghệ An vẫn còn bộc lộ không ít những tồn tại, hạn chế, cụ thể:

Một là, nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập: trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính còn hạn chế; còn tồn tại một số cán bộ do cơ chế cũ để lại thiếu chuyên môn, độ tuổi lao động lớn, trong đó

có một số cán bộ không thể đào tạo lại được, nhưng do chính sách xã hội, chưa thể giải quyết cho thôi việc dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ lao động tại các địa phương khá phổ biến; trình độ kiến thức của cán bộ còn có sự khác biệt giữa các địa phương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành ở cơ sở.

Hai là, tỉnh chưa cụ thể hóa, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức

cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh mà mới chỉ áp dụng những tiêu chuẩn chung quy định của Trung ương đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

Ba là, việc tuyển chọn cán bộ chuyên trách một số nơi không đúng với

định hướng cơ cấu, không đảm bảo tỷ lệ cơ cấu nữ, trẻ theo quy định; thực hiện quy trình công tác nhân sự ở một số nơi thiếu dân chủ, không đúng quy định, một số đồng chí trúng cử đạt số phiếu tỷ lệ không cao, một số xã bố trí cán bộ không đủ chuẩn theo quy định...

Công tác tuyển dụng công chức còn một số tồn tại; đó là tuyển dụng chưa có cơ chế thu hút những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học là người địa phương về làm việc tại cấp xã; tuyển dụng hầu hết có trình độ trung cấp, một số chưa đạt chuẩn; công tác tuyển dụng còn dựa trên yếu tố tình cảm, chưa thực sự chú ý đến năng lực của người được tuyển dụng; sau khi tuyển dụng một số công chức chưa phát huy tốt nhiệm vụ của mình.

Bốn là, công tác đánh giá cán bộ một số nơi còn mang tính hình thức,

nể nang, né tránh. Chất lượng đánh giá cán bộ, công chức ở một số xã chưa tốt, dẫn đến một số cán bộ, công chức được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo sau một thời gian làm việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thậm chí vi phạm pháp luật.

Năm là, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân

chính trị cụ thể của từng địa phương, trong từng thời kỳ nhất định; việc đánh giá cán bộ, công chức làm cơ sở đưa vào quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo dài hạn. Việc đào tạo cán bộ chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương gây lãng phí nguồn nhân lực, cử đi đào tạo không gắn với việc bố trí, sử dụng cán bộ, một số ngành đào tạo quá nhiều như luật, nông nghiệp, kinh tế, trong khi các ngành khác như xây dựng đảng, hành chính, văn hóa thì rất ít đối tượng đi

học. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận, thiếu thực tiễn nên cán

bộ, công chức thường lúng túng trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh và yêu cầu cấp thiết để hội nhập. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp kích thích cán bộ, công chức tự học.

Sáu là, việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã nhiều nơi chưa phù hợp. Vẫn còn nhiều trường hợp đề bạt cán bộ phụ thuộc vào quan hệ cá

nhân lãnh đạo đơn vị. Công tác lựa chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý còn mang tính chủ quan, thiếu căn cứ. Vẫn còn tình trạng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác để đề bạt. Việc xem xét kỹ năng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, kể cả cán bộ, công chức sau khi đào tạo đã hoàn thành tốt công việc được giao để bổ nhiệm, đề bạt chưa được chặt chẽ. Việc luân chuyển CBCC giữa cấp xã và huyện tuy có thực hiện nhưng vẫn còn ở mức rất hạn chế làm cho nhiều cán bộ, công chức cấp xã thiếu tính sáng tạo, năng động, ít nỗ lực phấn đấu trong công việc.

Bảy là, việc ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã chưa thực sự công bằng. Một số chính sách của Nhà

nước ban hành còn những bất cập như chính sách về tiền lương; một Bí thư Đảng ủy xã, có thâm niên công tác hàng chục năm nhưng tiền lương không

bằng cán bộ chuyên môn của xã sau khi ra trường, được tuyển dụng vào làm việc tại xã sau 9 đến 10 năm. Bởi theo cách tính hiện nay, ngạch chuyên viên cứ 03 năm được nâng một bậc lương thì sau 9, 10 năm công tác, hệ số lương có thể lên 3.0; còn lương của Bí thư Đảng ủy quy định tối đa bậc 2 chỉ ở mức 2.85. Như vậy, ở cấp xã hiện nay có tình trạng lương nhân viên cao hơn lãnh đạo? Bên cạnh đó, việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã chỉ dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cấp xã ở tỉnh nghệ an (Trang 67 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)