CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING
1.2. Marketing và các chính sách marketing
1.2.5. Tổng quan về Tín dụng ngân hàng và các sản phẩm tín dụng dành cho khách
cho khách hàng cá nhân
1.2.5.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan hệ tín dụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã. Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng. Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng khi có sự ra đời một hình thức tín dụng mới. Ngày nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.
Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần
lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế.
Theo luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng được định nghĩa là việc các tổ chức tín dụng cấp sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để thỏa thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng ngân hàng có thể được thể hiện dưới dạng:
+ Hợp đồng tín dụng ngân hàng, + Hợp đồng thuê mua tài chính,
+ Các thỏa thuận chiết khấu giữa ngân hàng và khách hàng, + Các cam kết bảo lãnh giữa ngân hàng và khách hàng.
Tín dụng là một trong những hoạt động cốt lõi của ngân hàng, là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng hiện nay tại Việt Nam.
Tín dụng ngân hàng góp phần:
+ Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
+ Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
+ Tín dụng là đòn bẩy tài chính, thúc đẩy tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
1.2.5.2. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
Đây là các sản phẩm tín dụng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đối tượng khách hàng là các cá nhân. Nhằm mục đích phục vụ tối ưu
những nhu cầu của các khách hàng cá nhân nên các sản phẩm tín dụng dành cho đối tượng này rất đa dạng và linh hoạt.
Một số các sản phẩm đặc trưng dành cho đối tượng này là:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định.
+ Cho vay mua nhà, nền nhà và các dự án nhà liên kết. + Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà.
+ Cho vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua/ thế chấp bằng bất động sản.
+ Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo/ tiêu dùng tín chấp. + Cho vay du học.
+ Cho vay đầu tư chứng khoán + Cho vay khác …
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU