Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH gốm sứ bát tràng (Trang 36 - 41)

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Quyết định đầu tư là quyết định có tính chiến lược của doanh nghiệp, quyết định tới tương lai, sự phát triển của doanh nghiệp đó, để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nhiều yếu tố. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều yếu tố tác động đến việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố khách quan được khái quát dưới đây: Yếu tố môi trường nền kinh tế, hệ thống chính trị pháp luật; sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tính biến động của thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Là

những nhân tố khách quan nhưng nó cũng có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

1.3.2.1 Môi trường nền kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh như chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính, tín dụng.

Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài chính khác của chính phủ có tác động lớn tới nhu cầu của khách hàng, qua đó tác động tới quyết định của doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền. Ngoài ra, chính sách tài chính tiền tệ cũng tác động lớn đến khả năng huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nước còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Khi kinh tế thế giới phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận nhanh khoa học công nghệ cũng như nhu cầu của khách hàng quốc tế. Ngược lại, khi thị trường thế giới bất ổn, nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải khó khăn trong việc nhập hàng hóa đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội đồng thời cả những thách thức, khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải nâng cao khả năng phân tích, dự báo những thay đổi đó để đưa ra những biện pháp kịp thời, thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế

những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.

1.3.2.2 Hệ thống chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế, nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Thông qua chính sách, kinh tế, pháp luật, nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển theo định hướng chung. Chính sách kinh tế của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc định hướng đầu tư. Với các chính sách về thuế, lãi suất,…, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế, dân sinh.

Hệ thống chính trị – pháp luật là kiến trúc thượng tầng của nền kinh tế, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành, hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, khi doanh nghiệp quyết định đầu tư vào đâu, với mức tài sản là bao nhiêu cũng phải nằm trong những quy hoạch của nhà nước.

1.3.2.3 Khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là nhân tố đi đầu, quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Khoa học – công nghệ có thể là cơ hội nhưng cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với sự đầu tư của doanh nghiệp. Khi đầu tư, doanh nghiệp phải tính đến sự phát triển của khoa học – công nghệ để xác định đầu tư trang thiết bị, đầu tư về quy trình sản xuất hoặc kịp thời đối mới, hiện đại hóa trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tốc độ thay đổi công nghệ, thị hiếu của người tiêu dùng để có hướng đi hợp lý. Khi doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì cơ cấu tài sản của doanh cũng thay đổi theo, do đó hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp cũng thay đổi. Sau khi thay đổi công nghệ, doanh nghiệp nào tận dụng được

sức sản xuất của máy móc, thiết bị tạo nên giá trị sản phẩm cao, doanh thu lớn sẽ có cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngược lại, những doanh nghiệp tụt hậu so với công nghệ, bị công nghệ đầy lùi sẽ giảm hiệu quả kinh doanh, tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra.

1.3.2.4 Thị trường

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thị trường nhân tố đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính có sự tác động rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp.

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phần lớn được mua trên thị trường nên khi thị trường đầu vào đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn hàng hóa tối ưu với chi phí hợp lý, gây dựng được mối quan hệ với nhà cung cấp. Khi thị trường yếu tố đầu vào có sự biến động lớn sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hạ giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm tăng làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm.

Thị trường yếu tố đầu ra có quy mô lớn, thông tin nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, tiếp cận khách hàng tốt hơn từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định, hay nói cách khác nó là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Trong đó thị trường tiền tệ là thị trường diễn ra các giao dịch về vốn ngắn hạn còn thị trường vốn là nơi trao đổi những khoản vốn dài hạn, chủ yếu là chứng khoán. Thị trường tài chính phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài nhanh hơn, mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới kịp thời trang thiết bị sản xuất nhằm tăng hiệu quả

hoạt động cho doanh nghiệp.

1.3.2.5 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh đua về kinh tế nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa từ đó thu được lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là động lực mạnh mẽ nhất giúp doanh nghiệp phát triển, buộc người sản xuất phải năng động nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, dự đoán tình hình trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp nhằm tạo lợi thế riêng cho doanh nghiệp trên thị trường. Trên thực tế, những lĩnh vực mới, mặt hàng mới thường có ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng thấp hơn, mức độ cạnh tranh kém gay gắt hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, khẳng định được vai trò của sản phẩm trên thị trường thì số lượng tham gia đông hơn, gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Do đó, để có được thị phần tốt, khẳng định được vị trí, thương hiệu của mình đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có sự cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG

Phương pháp thu thập số liệu tại công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng - Thu thập số liệu từ Báo cáo tài chính, Sổ Cái các tài khoản liên quan, Sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả, chi tiết nguyên vật liệu, hàng tồn kho, Chính sách bán hàng các năm 2009, 2010, 2011;

Số liệu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng bằng phương pháp phân tích số liệu: so sánh, tỉ lệ, nhân tố (Phần 2.2)

- Dựa vào cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản đã xây dựng ở chương I, các thông tin thu thập được qua phỏng vấn trực tiếp, liên hệ qua điện thoại, tìm hiểu qua hệ thống báo cáo tổng kết hoạt động của công ty các năm 2009, 2010, 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH gốm sứ bát tràng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)