2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Theo thông tin thu thập được tại công ty, Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng (MST: 0100596259) được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 040488 cấp lần đầu vào ngày 14/01/1992, thay đổi lần 4 ngày 26/08/2009. Nơi cấp Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Trụ sở chính của công ty đóng tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Vốn điều lệ của công ty 6.600.000.000 đồng, trong đó 35% vốn góp do ông Lê Xuân Phổ đóng góp tương ứng với 2.300.000.000 đồng.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty: sản xuất gốm sứ, xuất khẩu hàng do công ty sản xuất. Làm đại lý mua bán và kí gửi hàng hóa; Mua bán hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ; Buôn bán sản xuất máy móc dụng cụ nguyên vật liệu ngành gốm sứ,…
Địa bàn tiêu thụ của công ty không chỉ trong nước mà đã thâm nhập vào thị trường nước ngoài: Hy Lạp, Nhật … Công ty không chỉ sản xuất các mặt hàng truyền thống của công ty mà còn sản xuất theo đơn đặt hàng và các mặt hàng độc quyền.
Với phương châm tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng đã tiên phong trong việc sử dụng Lò con thoi (hay lò gas), lò Tuynen (lò hầm, lò liên tục) góp phần nâng cao năng suất hoạt động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong năm 2011 Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng đã thực hiện thành công mô hình sản xuất nguyên liệu gốm sứ chất lượng cao thay thế nhập khẩu Trước đó, hầu hết các cơ sở gốm sứ của Bát Tràng sản xuất bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu đất không được khử từ, khử sắt nên xương sản phẩm bị dày, khi nung bị biến dạng, bị nổ dẫn đến chất lượng thấp. Muốn tạo sản phẩm chất lượng cao, các cơ sở phải nhập khẩu nguyên liệu đất từ Trung Quốc, Nhật Bản, Anh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tiền thân là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng có cơ cấu tổ chức nhỏ gọn, tinh giản các vị trí phù hợp với quy mô của công ty sản xuất.
Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng, ông Lê Xuân Phổ giữ chức vụ giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời là người điều hành công ty để đạt được mục tiêu do các thành viên đặt ra.
Bộ phận hành chính kế toán chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của giám đốc. Ngoài công việc kế toán, hành chính, bộ phận này còn có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, quảng cáo thương hiệu sản phẩm và đưa ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể để đạt được mục đích chung của công ty.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình quản lý, tham mưu và giúp giám đốc điều hành hoạt động thường ngày của công ty. Phó giám đốc quản lý, điều hành đội sản xuất, kho và tiêu thụ sản phẩm.
Đội sản xuất trực tiếp thực hiện công việc sản xuất sản phẩm từ khâu nghiền trộn nguyên vật liệu, ép luyện thớ đất đến tạo hình, sửa mộc, sơn nung, tráng men, trang trí, đóng gói sản phẩm.
Có thể thấy tất cả các vị trí, các phòng ban đều tham gia vào quá trình sử dụng tài sản của công ty tùy theo chức năng, nhiệm vụ. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cần có biện pháp sử dụng, quản lý tài sản riêng cho từng bộ phận. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐỘI SẢN XUẤT ĐỘI QUẢN LÝ KHO PHÒNG HÀNH CHÍNH – KẾ TOÁN ĐỘI TIÊU THỤ
2.1.3. Khái quát công nghệ sản xuất gốm sứ
Sản phẩm gốm sứ chẳng những bao gồm các loại sản xuất từ đất sét, kaolin mà còn bao gồm các loại sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu không thuộc silicat như titanat, pherit, cermet,…
Như vậy đồ gốm là những sản phẩm được tạo hình từ nguyên liệu dạng bột, khi nung ở nhiệt độ cao, chúng kết khối, rắn như đá và cho nhiều đặc tính quý: cường độ cơ học cao, bền nhiệt, bền hoá, bền điện. Một số loại gốm - kỹ thuật còn có các tính chất đặc biệt như tính áp điện, tính bán dẫn hoặc có độ cứng đặc biệt (ngang kim cương). Điều kiện ở đây là nguyên liệu, dạng bột khi nung không bị phá huỷ. Để sản xuất gốm sứ có được các thuộc tính quý giá như trên thì công nghệ sản xuất chúng cũng ngày một phức tạp và hiện đại hơn; ngày nay ranh giới giữa công nghệ gốm sứ với hợp kim bột và công nghệ thuỷ tinh không còn sự cách biệt.
Có nhiều cách phân loại gốm sứ dựa trên các cơ sở khác nhau: - Phân loại theo cấu trúc và tính chất của sản phẩm: gốm thô, gốm mịn, gốm đặc biệt
- Phân loại theo mặt hàng: gạch, ngói, sành, sành đá vôi, sứ frít, sứ xương, sứ corum, v.v.
Phân loại theo lĩnh vực sử dụng: cách phân loại này không căn cứ vào cấu trúc hay tính chất chủ yếu của nó, cũng không quan tâm đến loại nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng mà dựa vào phạm vi sử dụng, thực chất đây là cách gọi một nhóm sản xuất có đặc tính kỹ thuật giống nhau nên chúng được dùng trong một lĩnh vực nhất định.
Khái quát có để tạo thành một thành phẩm gốm sứ, gồm các bước sau: Phối liệu Tạo hình Phơi sấy, sửa hàng mộc Trang trí hoa văn và phủ men Nung Đóng gói thành phẩm.
Trong kỹ thuật gốm sứ, gia công và chuẩn bị phối liệu giữ một vai trò khá quan trọng, khâu kỹ thuật ban đầu này chẳng những sẽ góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm mà còn có khả năng cải thiện các tính chất của nguyên, phối liệu nhất là các tính năng của nó ở trạng thái dẻo. Phối liệu gốm sứ khi đem tạo hình phải là dạng bột. Tùy mặt hàng và yêu cầu về tính chất sản phẩm mà độ mịn của nó yêu cầu khác nhau, nhưng trong thiên nhiên thực tế hầu hết ở dạng cục, vì vậy phải nghiền. Mục đích của quá trình nghiền là làm tăng bề mặt riêng của từng loại nguyên liệu hay của phối liệu. Kỹ thuật nghiền chia ra hai loại: nghiền thô và nghiền mịn, với đồ gốm ứng với hai loại nghiền đó là gốm thô (hay gốm xây dựng) và gốm mịn (sành mịn và sứ) tuỳ loại nguyên liệu, tuỳ loại sản phẩm mà chọn chế độ nghiền, loại máy nghiền cho phù hợp).
Phối liệu sau khi đã luyện đạt yêu cầu có thể đem tạo hình nhưng tốt nhất là để ủ trong kho một thời gian, ủ càng lâu độ dẻo càng tăng, mức độ đồng nhất về mọi mặt cũng tốt hơn nên tạo hình dễ và chất lượng sản phẩm sẽ tăng một cách đáng kể.
Mục đích của tạo hình sản phẩm gốm sứ là để thoả mãn các yêu cầu về kích thước và hình dạng đồng thời kỹ thuật tạo hình cũng phải nghiên cứu kỹ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà trước hết là của bán thành phẩm, trong đó độ đồng nhất vẫn là chỉ tiêu hàng đầu.
Các phương pháp tạo hình: Tạo hình bằng phương pháp dẻo.Tạo hình dẻo bao gồm phương pháp vuốt bằng tay trên bệ quay, gắn sáp trong khuôn thạch cao (chum, vại) xây trên máy Bantua, hoặc ép dẻo bằng các loại máy (phổ biến là ép trên máy ép lento. Để tạo hình dẻo, các sản phẩm sứ điện th- ường dùng phương pháp cắt gọt (tiện) lưỡi dao làm bằng dây (nhiều lưỡi dao khác nhau) có hình dạng như thế nào đó để tiện mặt ngoài sản phẩm.
Tạo hình bằng phương pháp đổ rót: Khi đổ hồ rót vào khuôn thạch cao, dưới tác dụng hút nước của khuôn thạch cao các phân tử vật chất chuyển động theo hướng sức nước bị hút, bám vào thạch cao thành một lớp đều đặn, sít đặc, theo thời gian chiều dày của lớp mộc tăng dần.
Phương pháp này có ưu điểm là tạo hình được các bản loại sản phẩm hình dáng phức tạp, mật độ đều đặn, song yêu cầu về tay nghề của người công nhân khá cao mới đảm bảo chất lượng bán thành phẩm đạt yêu cầu, mặt khác yêu cầu về nhân lực nhiều và diện tích sản xuất lớn ngay cả trong trường hợp đã cơ khí hoá khá cao khâu đổ rót.
Tạo hình bằng phương pháp ép: Phối liệu để tạo hình bằng phương
pháp ép chủ yếu là dạng bột song cũng có trường hợp phối liệu ở trạng thái dẻo. Dưới tác động của lực ép bột, phối liệu sít đặc và rắn chắc lại theo hình
dạng của khuôn ép.
Để cho phối liệu gốm sứ có thể tạo hình được chúng ta đã thêm vào một lượng nước nhất định, lượng nước đó gọi là độ ẩm làm việc. Trước lúc nung phải tách lượng nước đó khỏi sản phẩm nếu không lúc nung lượng nước ấy sẽ bốc hơi nhanh và bên trong sản phẩm sẽ xuất hiện áp suất hơi, áp suất này sẽ tăng một cách đột ngột, là nguyên nhân gây ứng lực lớn làm nổ sản phẩm. Quá trình tách nước lý học được tiến hành ngoài lò nung - đó là quá trình sấy.
Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm...
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình
thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal nhập từ nước ngoài.
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.
Nung là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ, nó ảnh hư- ởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm nung ít khuyết tật, chất lượng cao (sản phẩm không bị biến dạng, kết khối tốt, màu sắc đảm bảo yêu cầu các tính chất như: cường độ cơ học, độ bền hoá, bền điện cao…) phải nắm vững cơ sở lý thuyết của quá trình nung, kỹ thuật nung để điều khiển quá trình nung một cách chủ động.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG
2.2.1. Thực trạng tài sản của doanh nghiệp
Để đánh giá thực trạng sử dụng tài sản tại doanh nghiệp ta phải làm rõ thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Để hiểu được vấn đề này ta phân tích bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp trong những năm 2009, 2010, 2011.
Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của công ty TNHH gốm Bát Tràng
ĐVT: triệu đồng; %.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Tài sản ngắn hạn 5.407 63,7 4.401 50,1 4.413 52,0 Tài sản dài hạn 3.087 36,3 4.381 49,9 4.075 48,0 Tổng tài sản 8.494 8.782 8.488
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2011của công ty
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản của công ty thay đổi qua các năm theo chiều hướng tăng lên. Năm 2009 tổng tài sản của công ty là 8.494 triệu đồng. Sang tới năm 2010 tổng tài sản đã tăng lên 8.782 triệu đồng, tăng 3,4% tương ứng 288 triệu đồng. Tuy nhiên, trước khó khăn chung của nền kinh tế, năm 2011 tổng tài sản của công ty là 8.488 triệu đồng giảm 3,4%.
Từ năm 2009 đến năm 2011 tài sản của công ty liên tục có sự thay đổi về quy mô và cơ cấu. Năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn, nhưng sang năm 2010 tỷ lệ tài sản ngắn hạn lại giảm đi đáng kể làm tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm từ 63,7% xuống 50,1%. Đến năm 2010 tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 41,9% so với năm 2009, chiếm 49,9% trong tỉ trọng
tài sản của đơn vị. Tỉ trọng này hầu như không thay đổi trong năm 2011 mặc dù tổng tài sản năm 2011 giảm 3,4% xuống còn 8.488 triệu đồng. Số TSDH tăng lên là do công ty có tham gia góp vốn vào công ty liên kết. Sự thay đổi này cũng đem lại những lợi ích kinh tế, bất lợi khác nhau cho doanh nghiệp.
Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cần đánh giá hiệu quả của từng loại tài sản thông qua cơ cấu của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn. Một cơ cấu tài sản hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu của từng loại tài sản giúp ta thấy tác động của từng đối tượng đến kết quả chung, qua đó nhà quản lý có thể đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
2.2.1.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty
Tài sản ngắn hạn là bộ phận không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh, nó thể hiện các khoản đầu tư, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có vòng quay ngắn, biến đổi nhanh trong tổng tài sản. Do đó, khi doanh nghiệp thay đổi mục tiêu kinh doanh thì ngay lập tức có thể làm thay đổi cơ cấu tài sản cũng như thay đổi cơ cấu thành phần tài sản ngắn hạn. Khi tài sản ngắn hạn thay đổi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản.
Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011, công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng liên tục có sự thay đổi thành phần của tài sản ngắn hạn, tùy thuộc vào mục tiêu từng thời điểm mà cơ cấu tài sản ngắn hạn có sự thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu.
Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % I.Tiền và các khoản tương
đương tiền 3.399 63 178
4 50 1,1
1.Tiền 3.399
2.Các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn
hạn 371 7 1.315 30 552 12,5 1.Phải thu khách hàng 353 7 1265 29 552 12,5