Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH gốm sứ bát tràng (Trang 86 - 91)

3.2 .1Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty

3.2.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ

Tài sản cố định luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi công ty, đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất, vai trò đó thể hiện qua tỷ trọng tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản. Tại công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, quyết định năng lực sản xuất của công ty. Do đó, việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản cố định sẽ góp phần quan trọng trong để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Công tác quản lý tài sản cố định bao gồm việc thiết lập thẻ tài sản, lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, chế độ bảo dưỡng, kiểm kê tài sản, công tác quản lý người sử dụng tài sản và một số công việc khác. Để đảm bảo về mặt số lượng tài sản cố định, khi mua về phòng kế toán cần xây dựng thẻ tài sản cho máy móc, thiết bị đó. Thẻ tài sản cần ghi đầy đủ các nội dung như ngày mua, giá trị, xuất xứ, công suất, bộ phận sử dụng tài sản,…, để thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra. Công tác tiếp theo là lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản, phương pháp khấu hao phải phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo đúng chế độ, chính sách do nhà nước quy định. Phương pháp khấu hao hợp lý đảm bảo khi năng lực sản xuất của máy móc suy giảm mạnh

thì giá trị khấu hao vừa hết, không để tình trạng giá trị khấu hao chưa đủ, máy móc đã không còn khả năng sản xuất. Phương pháp khấu hao phải tính đến sự hao mòn vô hình do sự lỗi thời của tài sản, từ đó tận dụng tối đa thời gian sử dụng hiệu quả của tài sản, giảm thiểu hao mòn vô hình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tài sản, công ty cần xây dựng chế độ bảo dưỡng, kiểm kê định kỳ. Việc bảo dưỡng nên được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao năng lực sản xuất và kéo dài tuổi thọ của tài sản. Công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất thường do công nhân trực tiếp thực hiện, do vậy cần đề cao trách nhiệm sử dụng, quản lý tài sản của bộ phận này. Định kỳ 6 tháng, cán bộ tài chính cần kết hợp với nhân viên kỹ thuật đi kiểm kê tài sản, đồng thời đánh giá lại giá trị sử dụng, giá trị thực của tài sản để đưa ra biện pháp kỹ thuật kịp thời cũng như ghi nhận đúng giá trị tài sản. Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty cũng cần giáo dục ý thức, trách nhiệm của người sử dụng, có ý thức tự bảo quản công cụ lao động của mình.

Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới tài sản, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, giảm thiểu được chi phí, thiệt hại về mặt kinh tế do máy móc gây ra.

3.2.2.2 Tăng cường nâng cấp TSCĐ

Trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay đòi hỏi công ty cần có các giải pháp để thu hồi nhanh vốn đầu tư, tăng cường nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu quả hoạt động. Một số máy móc thiết bị công ty khi mua về đã qua sử dụng nên sau vài năm hoạt động khả năng sản xuất giảm sút, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tăng lên làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, trên thực tế giá trị thực của số máy móc này thấp hơn giá trị sổ sách ghi nhận. Để cải thiện tình trạng đó, công ty nên tiến hành thanh lý những máy móc đã giảm khả năng sản xuất để đầu tư nâng cấp tài sản mới, có năng suất cao nhằm đem lại lợi ích kinh tế.

Việc thanh lý tài sản cần được chọn lọc, phân tích kỹ, cần có chính sách ưu tiên cho từng đối tượng tài sản. Tránh việc thay đổi đồng loạt tài sản cố định ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn. Vì nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn nào càng trở nên quan trọng. Kế hoạch đầu tư phải vừa đảm bảo mục tiêu đổi mới trang thiết bị vừa đảm bảo khả năng thanh toán.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục tiêu của quản lý tài sản cố định.nói riêng và của công tác quản lý tài sản nói chung Việc bố trí sắp xếp lại các cấp quản lý tài sản cố định giúp cho công ty quản lý chặt chẽ số tài sản cố định hiện có, từ đó giúp cho việc tính khấu hao kịp thời, chính xác. Và cũng có thể biết được tình hình sử dụng của từng loại tài sản cố định cũng như kế hoạch sử dụng để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh và thu hồi vốn đã

đầu tư cho tài sản cố định khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.

Phân cấp tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định . Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong công ty là bộ phận tài sản cố định dùng trong sản xuất phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng, liên tục. Sự cân đối, nhịp nhàng, liên tục trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công suất máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng, chủng loại, chất lượng của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, sau nữa còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp, sản xuất.

Từ ý nghĩa thiết thực đó, vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì cần phải làm tốt công tác phân cấp quản lý, bố trí, sắp xếp sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý trong công ty.

Hệ thống quản lý tài sản cố định ở công ty hiện nay là do phó giám đốc phụ trách trực tiếp quản lý. Phòng kỹ thuật giao nhiệm vụ quản lý cho đội trưởng đội sản xuất. Những người trực tiếp sản xuất những tài sản cố định có

giá trị nhỏ, còn đối với những tài sản cố định có giá trị lớn hơn như hệ thống lò nung thì do đội trưởng trực tiếp quản lý. Để chủ động hơn trong công tác bảo dưỡng, công ty cần có quy định rõ hơn trách nhiệm của từng bộ phận trong quản lý sử dụng TSCĐ vào quy định của cơ quan

3.2.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của công ty, đặc biệt là công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Tại công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng, cán bộ quản lý, công nhân sản xuất đều đã qua đào tạo, tuy nhiên do chưa được bồi dưỡng thường xuyên nên còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chung của công ty.

Trong công tác quản lý, sử dụng tài sản cán bộ vật tư, tài chính đã dựa vào kinh nghiệm để xác định lượng tiền mặt cần thiết cũng như nhu cầu nguyên vật liệu của công ty. Do đặt mức an toàn quá cao nên lượng tiền dự trữ, hàng tồn kho luôn ở mức cao gây lãng phí cho công ty. Để cải thiện tình hình trên với các biện pháp mang tính kỹ thuật, công ty cần có chế độ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống của nhân viên. Công tác đào tạo được cụ thể như sau:

- Có chính sách tuyển dụng tốt, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ để thu hút nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ năng và năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển mới của công ty.

- Thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt, nhất là cán bộ làm công tác tài chính kế toán đi học các lớp nâng cao kiến thức chuyên môn hoặc các lớp đào tạo ngắn hạn chuyên ngành để cập nhật kiến thức, thông tin phục vụ cho công tác quản lý.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất, giúp họ có những kiến thức cơ bản trong việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản khi xảy ra hỏng hóc.

Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên là vấn đề cần thiết cần được ưu tiên thực hiện. Khi trình độ của cán bộ nhân viên công ty được nâng cao, kiến thức mới được trau dồi, ý thức kỷ luật lao động tốt sẽ nâng cao hiệu quả công việc.

3.2.2.4 Mở rộng thị trường

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty có thể lựa chọn biện pháp khắc phục, hạn chế các nhược điểm hoặc biện pháp tăng cường ưu điểm tạo ra những lợi thế riêng cho công ty. Một trong những biện pháp nâng cao khả năng sản xuất là mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà công ty có thể thực hiện ngay như: Tăng cường đội ngũ nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm, tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Khai thác khách hàng thông qua đại lý tại các địa phương. Ngoài ra, công ty cần đầu tư vào việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên các phương tiện hiện đại như truyền hình, báo, internet, để tạo thêm niềm tin cho khách hàng khi quyết định dùng sản phẩm. Đây cũng là biện pháp giúp nhiều công ty thành công trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.2.2.5 Liên kết các công ty gốm sứ trên địa bàn Bát Tràng

Trên địa bàn xã Bát Tràng có khoảng 65 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ nhưng hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, phổ biến với mức vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng. Các mặt hàng sản xuất không khác lắm về kiểu dáng, mẫu mã. Mỗi công ty đều đầu tư một lượng vốn lớn vào TSCĐ là lò nung và kho bãi. Sẽ là sự lãng phí rất lớn tài sản của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay khi số lò hoạt động luôn ở trạng thái cầm chừng không sử dụng hết hiệu năng hoạt động. Đó là chưa kể đến một số chi phí khác để vận hành doanh nghiệp độc lập… Nằm trong xu thế chung, hoạt động liên kết, sáp

nhập các công ty nhằm tập trung nguồn vốn, cắt giảm các chi phí kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH gốm sứ bát tràng (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)