Tính hiệu quả sử dụng chủ yếu là tính hiệu quả kinh tế thông qua việc phân tích tài chính của tổng vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư, khấu hao, chi phí sửa chữa,
những khoản lãi vay, giá thành dự kiến, sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn v..v…
Sau đó sử dụng các chỉ tiêu NPV và PP như đã trình bày trong phần trên để đánh giá. Để so sánh hiệu quả sử dụng của việc lắp động cơ cũ hoặc động cơ mới làm máy chính trên tàu đánh lưới vây ở Bình Định, chúng tôi đã khảo sát các tàu lưới vây có ký hiệu BĐ - 93061 - TS và BĐ - 40536 - TS, dùng động cơ Mitsubishi mới 100% và cũ 80%
1.Tàu thứ nhất: BĐ – 93061 - TS
-Chủ tàu là Mai Văn Thuận, địa chỉ Cát Khánh - Phù Cát - Bình Định
-Các kích thước LxBxH : 17,10x5,05x2,20 m
-Máy chính trên tàu thuộc loại động cơ thủy chuyên dụng và mới 100%, hiệu Mitsubishi Hyundai Daedong, kiểu DD6AU, số máy 032223
-Công suất /vòng quay : 165 CV/2000 v/p -Năm đóng mới : 2004
-Tổng kinh phí đóng mới : 1.145.000.000 đ
2.Tàu thứ hai: BĐ-40536-TS
-Chủ tàu là Đặng Thành Được, địa chỉ Mỹ Thành - Phù Mỹ - Bình Định
-Các kích thước LxBxH : 16,9x5,1x2,1 m
-Máy chính trên tàu là động cơ bộ cũ cải hoán, hiệu Mitsubishi kiểu M6D22
-Công suất /vòng quay : 165 CV/2000 v/p -Năm đóng mới : 2004
-Tổng kinh phí đóng mới : 957.000.000 đ
Để quá trình nghiên cứu, thu thập và xử lý các dữ liệu tính toán được thuận lợi, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng biểu mẫu số 2 dưới dạng Sổ ghi chép (phụ lục 2) để
ghi chép tính toán thu chi cho hai tàu cá nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu trên. Thời gian lấy thông tin trùng với thời gian thu thập thông tin hư hỏng hệ động lực tàu
như đã trình bày trong phần trên, tức là trong khoảng thời gian 03 năm từ 2006 – 2008. Sau mỗi chuyến biển, các thông tin cần thiết sẽ được chủ tàu ghi nhận lại (bảng 3.17).
Bảng 3.17: Tổng hợp thông tin chính về hai tàu khảo sát (đơn vị:năm)
STT Hạng mục Sử dụng máy mới Sử dụng máy cũ
1 Số ngày làm việc 240 ngày 240 ngày
2 Sản lượng khai thác 120 tấn 120 tấn
3 Nhiên liệu 300 triệu 300 triệu
4 Doanh thu 950 triệu 900 triệu
5 Biên chế thuyền viên 10 người 10 người
6 Chi phí sửa chữa 15 triệu 16 triệu
Vốn của một tàu gồm hai phần là vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ),
trong đó vốn lưu động trung bình cho một chuyến biển là :
- Sử dụng máy mới: 650.000.000 đồng : 10 chuyến = 65.000.000 đồng/chuyến
- Sử dụng máy cũ : 670.000.000 đồng : 10 chuyến = 67.000.000 đồng/chuyến
Bảng 3.18 : Tổng vốn đầu tư trên một con tàu ứng với một chuyến biển
STT Loại vốn Sử dụng máy mới Sử dụng máy cũ
1 Vốn cố định 1.080.000.000 890.000.000
2 Vốn lưu động/chuyến biển 65.000.000 67.000.000
Tổng vốn 1.145.000.000 957.000.000
Tỷ trọng của vốn cố định và vốn lưu động
Từ bảng 3.18 nhận thấy, tỷ trọng của vốn cố định, được tính bằng VCĐ/Tổng
vốn lớn hơn rất nhiều lần so với tỷ trọng của vốn lưu động, được tính bằng VLĐ/Tổng
vốn. Điều này cho phép nhận xét, đây là một biểu hiện tốt cho việc hạ giá thành về lâu
dài. Bảng 3.19 tổng hợp vốn đầu tư về máy chính trên các tàu khảo sát, tính tương ứng
với một chuyến biển.
Bảng 3.19 : Vốn đầu tư về máy chính trên tàu ứng với một chuyến biển
STT Loại vốn Máy mới Máy cũ
1 Vốn cố định/chuyến biển 310.000.000 140.000.000 2 Vốn lưu động/chuyến biển 25.000.000 26.000.000
Tổng vốn/chuyến biển 335.000.000 166.000.000
Nguồn vốn
Theo nguyên tắc, ngân hàng có khả năng cho vay đến 70% giá trị tài sản thế chấp
với lãi suất ngân hàng bằng 9,6% / 1 năm, phần còn lại 30% là do ngư dân tự đầu tư.
Bảng 3.20 : Nguồn vốn
STT Chất lượng máy chính Tổng vốn Vốn vay Vốn tự đầu tư
1 Máy mới 100% 1.145.000.000 801.500.000 343.500.000 2 Máy cũ 957.000.000 669.900.000 287.100.000
Tỉ lệ khấu hao tài sản và chi phí dành cho sửa chữa
Bảng 3.21 : Khấu hao tài sản hàng năm (Mức trích khấu hao hàng năm 10%) Đơn vị tính: VNĐ
STT Chất lượng máy chính Tổng vốn Khấu hao hàng năm
Khấu hao
hàng tháng 1 Máy mới 100% 1.145.000.000 114.500.000 9.542.000 2 Máy cũ 957.000.000 95.700.000 7.975.000
Bảng 3.22 : Chi phí sửa chữa hàng năm 5%
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chất lượng máy chính Tổng vốn Sửa chữa hàng năm
Sửa chữa
hàng tháng 1 Máy mới 100% 1.145.000.000 57.250.000 4.800.000 2 Máy cũ 957.000.000 47.350.000 3.950.000
Bảng 3.23: Các khoản phí (bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định)
Đơn vị tính: VNĐ
STT Các khoản phí Sử dụng máy mới Sử dụng máy cũ
I.Biến phí
1 Nhiên liệu 250.000.000 260.000.000
2 Tiền lương 150.000.000 120.000.000
3 Tổn phí 400.000.000 410.000.000
II.Định phí
1 Khấu hao tài sản 114.500.000 95.700.000 2 Chi phí sửa chữa 57.250.000 47.350.000 3 Tiền lãi vay 76.944.000 64.310.400
Thời gian hoàn vốn T
Thời gian hoàn vốn T được tính theo công thức :
T =
trong đó Lợi nhuận ròng hàng năm được tính như sau :
Lợi nhuận ròng hàng năm = Lãi gộp - Lãi vay
với Lãi gộp = Doanh thu - chi phí
Bảng 3.24: Thời gian hoàn vốn
Chi phí STT Các đại lượng tính toán
Máy mới Máy cũ
1 Tổng vốn đầu tư 1.145.000.000 957.000.000
2 Khấu hao hàng năm 114.500.000 95.700.000
3 Doanh thu 950.000.000 900.000.000 4 Chi phí sản xuất 800.000.000 790.000.000 5 Lãi vay 76.944.000 64.310.400 6 Thời gian hoàn vốn (năm) 6,10/4,33 6,77/4,65
Ngoài ra, để xem hoạt động sản xuất nào đó có đạt hiệu quả kinh tế không thường đánh giá qua các chỉ tiêu:
-Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV).
-Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR).
-Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP ).
Tổng vốn đầu tư
Chỉ tiêu hiện giá thuần
Do đây là dự án có lưu lượng tiền hàng năm bằng nhau nên công thức có dạng :
NPV = - I + CF K K n (1 ) 1 trong đó: I - Tổng vốn đầu tư
n - đời sống kinh tế của dự án, n = 10 năm.
k - lãi suất, K= 9,6%/năm.
CF - Lợi nhuận khấu hao hàng năm
CF = Lãi ròng + Khấu hao
= Doanh thu thuần - Chi phí - Lãi vay + Khấu hao.
Kết quả tính toán hiệu quả được trình bày ở bảng 3.25
Bảng 3.25 : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tính toán
Chi phí (VNĐ)
STT Các đại lượng tính toán
máy mới máy cũ
1 Tổng vốn đầu tư I 1.145.000.000 957.000.000
2 Khấu hao hàng năm 114.500.000 95.700.000
3 Doanh thu 950.000.000 900.000.000 4 Chi phí 800.000.000 790.000.000 5 Lãi vay 76.944.000 64.310.400 6 Lợi nhuận khấu hao hàng năm CF 187.556.000 141.389.600 7 Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV 1.142.916.044 955.429.004
Từ kết quả tính trong bảng 3.25 có thể rút ra các nhận xét sau :
Tàu sử dụng động cơ Mitsubishi mới 100% thì sau khi hoàn vốn (T = 6,1 năm)
thu được lợi nhuận khoảng 1.142.916.044 đồng, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nếu không vay vốn, thời gian hoàn vốn chỉ còn 4,33 năm và đạt được hiệu quả cao hơn khoảng 2,3 lần, bằng 2.645.000.000 đồng, tương ứng lãi suất vay 0 %.
Với tàu sử dụng động cơ Mitsubishi 80% thì sau khi hoàn vốn (T = 6,77 năm)
sẽ thu lợi khoảng 955.429.004 đồng và nếu không vay vốn thì hiệu quả đạt được cao hơn 2,15 lần, đạt 2.057.000.000 đồng ứng với lãi suất 0 %.
Điều này cho thấy, động cơ cải hoán có độ an toàn thấp động cơ thuỷ mới 100%,
nhưng khi sử dụng làm máy chính tàu cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ tàu. Qua thực tế tiếp xúc người dân nhận thấy, khi trang bị hệ động lực, trang thiết bị v..v.., các ngư dân thường chọn các cơ sở mua bán máy quen biết để có thể mua nợ và trả
dần sau khi đưa tàu vào khai thác, trong đó có cửa hàng cho nợ đến (50 – 60)% tổng
giá trị. Đây cũng là một trong những lý giải tại sao máy cũ vẫn được dùng nhiều trên tàu cá, chưa kể lắp máy thủy mới 100% không phù hợp yêu cầu sử dụng và trình độ ngư dân. Từ những đánh giá ở trên có thể nhận thấy, với các ngư dân nghèo và trung
bình không có vốn thì có thể sử dụng loại động cơ cũ 80% để làm máy chính trên tàu của mình. Còn ngư dân giàu có sẵn nguồn vốn thì trang bị động cơ mới để đạt hiệu quả
cao nhất. Xét trên tổng thể, việc đóng các tàu cỡ lớn, trang bị động cơ chính công suất
cao với thiết bị, máy móc hiện đại là phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển hiện
nay. Ngoài lợi ích đạt được thì sự phát triển quá nhanh và tự phát của đội tàu công suất lớn đã phát sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá và cần có các giải pháp
thiết thực, trong đó hiệu quả khai thác và tính an toàn của tàu nói chung và động cơ
nói riêng là vấn đề bức xúc của ngư dân, nhất là ở giai đoạn giá nhiên liệu tăng cao như hiện nay. Muốn vậy tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp kỹ
thuật là then chốt được cân nhắc trên tính kinh tế và hỗ trợ tích cực bằng các giải pháp
Chương 4
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
Như đã trình bày, tính an toàn của tàu nói chung và máy chính trên tàu nói riêng trong quá trình hoạt động trên biển là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội vì liên quan mật thiết tới tính mạng và tài sản người đi biển,
Vì thế vấn đề này luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với các ngư dân
mà cả đối với các cơ quan quản lý, những người làm công tác nghiên cứu tàu cá v..v… Máy chính trên tàu thủy được ví như trái tim con người, nó giữ vai trò chủ yếu cho
tính an toàn của con tàu, mang lại khả năng cơ động, giúp cho con tàu vượt qua sóng
gió. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao tính an toàn, giảm thiểu hư
hỏng cho máy chính trên tàu nói riêng và cho cả hệ động lực tàu thủy nói chung là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khai thác của
con tàu .
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình phân tích, đánh giá về tính an toàn, kết hợp cùng với những kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình làm việc tại
Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định về đặc điểm nghề khai thác,
tình hình thực tiễn trong đóng mới, lắp đặt, vận hành, khai thác tàu đánh cá nói chung và hệ động lực tàu nói riêng, trong phần này chúng tôi nghiên cứu đề xuất một số các giải pháp kỹ thuật vừa dựa trên cơ sở khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tế, dễ áp dụng
nhằm mục đích nâng cao tính an toàn cũng như hiệu quả sử dụng cho hệ động lực tàu
lưới vây Bình Định sử dụng các động cơ Mitsubishi cũ và mới làm máy chính trên tàu, nhất là đối với các con tàu đã sử dụng loại động cơ bộ Mitsubishi để làm máy chính.