Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại VNPT nghệ an (Trang 38 - 40)

1.1.2 .Vai trò nhân lực đối với sự phát triển doanh nghiệp

1.2 Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.5 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực

Kết quả QL NNL được đánh giá định lượng theo 3 chỉ tiêu:

Một là, Lợi ích kinh tế sử dụng NNL.

Chỉ tiêu này được phản ánh ở các tỷ số sau:

- Doanh số/nhân viên. Tỷ số này xác định mức độ đóng góp trung bình của một nhân viên cho doanh số của DN.

Tỷ số này cao chỉ ra năng suất lao động cao thuận lợi cho DN trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Tỷ số này thấp nghĩa là quá trình làm việc không thuận lợi như: chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao hoặc tăng lãng phí thời gian, sử dụng nhân lực chưa hiệu quả.

- Lợi nhuận/nhân viên. Tỷ số này xác định lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho DN.

Chỉ số mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động được sử dụng trong DN tao ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Tỷ số này cao có nghĩa người lao động khả năng tạo lợi nhuận và có thu nhập cao hơn, tỷ số này thấp có ý nghĩa ngược lại.

- Lợi nhuận/chi phí tiền lương. Tỷ số này xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lương cho người lao động.

Tỷ số hiệu suất tiền lương cho biết chỉ ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương.

Hai là, Sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên trong DN.

Chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc và mức độ nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với DN, công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo bồi dưỡng, thăng tiến, lương thưởng…

1.2.5.2 Mức độ chuyên nghiệp trong công việc

Trình độ, năng lực của người lao động không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, mà quan trọng hơn là sự thể hiện tính chất chuyên nghiệp trong thực hiện công việc được giao. Mức độ chuyên nghiệp trong công việc phản ánh sự nỗ lực của người lao động theo yêu cầu của nhà quản lý, do vậy, mức độ thành thạo và chuyên nghiệp trong công việc biểu hiện chất lượng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Đây cũng là yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại, cho phép tạo ra văn hóa hoạt động trong doanh nghiệp và cho năng suất lao động cao.

1.2.5.3 Kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty

Kết quả SXKD là kết quả thu được từ hoạt động SXKD của DN, được biểu hiện ở các chỉ tiêu như: tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tiền lượng và thu nhập của người lao động...

Hiệu quả SXKD là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN, biểu hiện như: tỷ suất lợi nhuận, suất hao phí, suất sinh lời, năng suất lao động...

Kết quả và hiệu quả SXKD phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động SXKD, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trong đó có NNL. Kết quả và hiệu quả SXKD cao phản ánh công tác quản lý, sử dụng nguồn lực trong DN tốt, DN tiết kiệm được nguồn lực, trong dó có NNL. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của công tác quản lý nguồn lực, trong đó có QL NNL tới việc thực hiện mục tiêu kinh tế của DN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VNPT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại VNPT nghệ an (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)