Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ của nhật bản vào việt nam sau khi hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực quốc tế (Trang 50 - 86)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua

3.2.1. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào

3.2.1. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua Nam trong thời gian qua

Sau hơn 40 năm kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiếp lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa hai nƣớc những bƣớc phát triển tốt đẹp mang lại lợi ích cho nhân dân cả hai nƣớc. Trong những năm đổi mới và xây

dựng đất nƣớc đến nay, với sự giúp đỡ và hợp tác chân thành, Nhật Bản đã đóng gớp một phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA song phƣơng lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ năm 1992 đến năm 2011, tổng vốn viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong giai đoạn năm 1992 - 2011 lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên (hợp tác kỹ thuật thực hiện theo số vốn giải ngân, hỗ trợ kinh phí thực hiện theo số vốn cam kết), chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó, tính đến tháng 8/2015, Nhật Bản có 2725 dự án FDI còn hiệu lực và 37,9 tỷ USD tổng vốn đầu tƣ (chiếm 14,3% tổng số dự án và 14,2% tổng vốn FDI của Việt Nam), đứng vị trí thứ 2 sau Hàn Quốc.

Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo ngành dƣới góc độ số lƣợng dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với số dự án đầu tƣ là 941 dự án chiếm 57,52% tổng số dự án. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, các ngành công nghiệp phụ trợ… Đây là lĩnh vực có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao và cũng là lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm nhất. Số lƣợng dự án trong lĩnh vực này của Nhật Bản chiếm 12,13% số lƣợng dự án cùng lĩnh vực và chiếm 6,9% tổng số dự án FDI tại Việt Nam. Cùng với số lƣợng dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là số vốn đăng ký trong ngành này cũng có quy mô và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tƣ của Nhật Bản. Tổng vốn đăng ký trong ngành này đạt mức gần 22,43 tỷ USD Mỹ chiếm tới 81,60% tổng số vốn đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. Số vốn trung bình của một dự án công nghiệp chế biến, chế tạo của Nhật cũng ở mức khá cao là 23,84 triệu USD so với mức bình quân vốn/dự án FDI tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ của Nhật Bản nói riêng. Có thể nói Nhật Bản là một

trong những quốc gia đi đầu trong đầu trực tiếp vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Bảng 3.3 Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo ngành

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực từ năm 01/01/1988 đến 20/5/2012)

T T Ngành Số DA Tỷ lệ (%) Vốn ĐK (tr USD) Vốn điều lệ (tr USD) CC vốn ĐK (%) 1 CN chế biến,chế tạo 941 57,52 22.428,82 5.842,99 81,60 2 KD bất động sản 22 1,34 1.408,21 497,64 5,12 3 Thông tin và truyền thông 190 11,61 1.054,49 543,14 3,84 4 Xây dựng 40 2,44 1.027,32 218,80 3,74 5 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 115 7,03 499,11 283,08 1,82 6 Vận tải kho bãi 45 2,75 312,36 96,83 1,14 7 Tài chính,n/hàng,bảo hiểm 7 0,43 175,79 166,99 0,64 8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 32 1,96 138,16 69,58 0,50 9 HĐ chuyên môn, KHCN 157 9,60 126,29 54,70 0,46 10 Dvụ lƣu trú và ăn uống 26 1,59 106,77 63,07 0,39 11 Khai khoáng 6 0,37 100,17 99,62 0,36 12 Dịch vụ khác 10 0,61 48,11 9,68 0,18 13 Nghệ thuật và giải trí 7 0,43 30,61 11,03 0,11 14 Cấp nƣớc;xử lý chất thải 4 0,24 8,09 6,59 0,03 15 Hành chính và d/vụ hỗ trợ 13 0,79 7,82 5,93 0,03 16 SX, PP điện, khí, nƣớc 3 0,18 5,73 5,03 0,02 17 Giáo dục và đào tạo 14 0,86 5,29 1,77 0,02 18 Y tế và trợ giúp XH 4 0,24 1,90 0,60 0,01

Tổng 1.636 100 27.485,05 7.977,08 100,00

Hoạt động chuyển giao công nghệ với những lợi ích tích cực đã nêu trên đi kèm với nguồn vốn đầu tƣ lớn từ các doanh nghiệp Nhật Bản cũng là một yếu tố quan trọng. Nhật Bản luôn là nƣớc có số hợp đồng chuyển giao công nghệ lớn nhất so với các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam, với tỷ lệ chiếm hơn 30% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc đăng ký. Trình độ công nghệ các dự án FDI của Nhật Bản ở Việt Nam đạt mức cao hơn so với các dự án FDI của các đối tác khác, một số đạt công nghệ hiện đại.

Hoạt động FDI của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có vốn FDI cũng nhƣ các doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Thông qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp FDI, các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đã tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ mới đã đƣợc chuyển giao vào Việt Nam thông qua hoạt động FDI, tạo ra các bƣớc ngoặt quan trọng trong phát triển của một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Việc chuyển giao các công nghệ mới, hiện đại không chỉ khảng định ƣu thế vƣợt trội của các công ty Nhật Bản so với các công ty của các nền kinh tế khác thuộc khu vực mà có lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của chính các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản.

Để đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam của các công ty Nhật Bản có thể xem xét theo các lĩnh vực cụ thể:

- Trong ngành công nghiệp và xây dựng, những công nghệ sử dụng tại các dự án có vốn FDI Nhật Bản đều là những công nghệ hiện đại so với các công nghệ đƣợc chuyển giao trƣớc khi có hoạt động FDI và các công nghệ của các dự án FDI từ các nền kinh tế khác.

- Trong lĩnh vực dầu khí, do đặc thù ngành này mà Nhật Bản không có nhiều dự án đầu tƣ vào Việt Nam. Hình thức hoạt động chủ yếu của FDI trong ngành dầu khí nhìn chung là hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh nên việc chuyển giao công nghệ thuận lợi hơn hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài. Các dự án của các công ty Nhật Bản trong khai thác và thăm dò dầu khí đều sử dụng công nghệ vào loại hiện đại bậc nhất hiện nay với sự góp mặt của tập đoàn Sumimoto. Bên cạnh đó, còn có dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí của Việt Nam; tổng vốn đầu tƣ ban đầu là 6,2 tỷ USD và đến nay dự án đã điều chỉnh tăng vốn lên 9 tỷ USD.

- Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đã thu hút sự quan tâm tƣơng đối sớm của các công ty Nhật Bản. Nhiều dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các các công ty Nhật Bản đƣợc thành lập từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX vẫn đang phát huy hiệu quả tích cực. Các hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản nhƣ Sony, JVC, Toshiba, Matsushita, Canon, Fujitsu với các dây chuyền lắp ráp công nghiệp điện tử hiện đại đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, hình thức đầu tƣ liên doanh cũng đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ cho phía đối tác từ Việt Nam. Với tổng vốn đầu tƣ 24 triệu USD, Sanyo Ha Asean đầu tƣ vào Việt Nam để sản xuất từ 2005 đến 2008, đã nhận chuyển giao công nghệ cải tiến sản xuất 64 loại sản phẩm với tỷ lệ nội địa hoá lên đến 70%

- Trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy cũng thu hút nhiều công ty Nhật Bản với những thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ: Honda, Toyota, Yamaha, Suzuki, Mitsubishi…Một số dây chuyền công nghệ lắp ráp tiên tiến trên thế giới đã

đƣợc triển khai trong các dự án và có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy trong thời gian tới. Toyota đƣợc đánh giá là một trong những Tập đoàn đầu tƣ sớm và thành công nhất tại Việt Nam trong ngành sản xuất, lắp ráp ôtô. Tổng vốn đầu tƣ tại Việt Nam của Toyota Motor Corp. là xấp xỉ 50 triệu USD, Công ty Toyota Việt Nam nhận chuyển giao từ Công ty mẹ và từ các Công ty con của Tập đoàn tại Thái Lan để sản xuất, lắp ráp 08 mẫu xe thông dụng với tỷ lệ nội địa hoá từ 16, 81% đối với mẫu xe Fortuner đến 36,76% đối với mẫu xe Innova J.

- Trong lĩnh vực viễn thông, tuy số dự án không nhiều nhƣng trình độ công nghệ tiên tiến, các công ty Nhật Bản đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng Việt Nam. Tiêu biểu có Hợp doanh giữa Tổng Công ty Bƣu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT.

- Trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, các dự án của các công ty Nhật Bản đầu tƣ chủ yếu tập trung vào dây chuyền chế biến nông sản thực phẩm, trồng rừng và chế biến gỗ. Việc thu hút các dự án có vốn FDI của các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực này đã góp phần tích cực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Một trong số các dự án đó, năm 2013, Việt Nam đã đƣợc Nhật Bản chuyển giao công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CELLS ALIVE SYSTEM-CAS) rất tiên tiến. Công nghệ này cho phép, nông sản, thực phẩm giữ nguyên đƣợc cấu trúc, hƣơng vị, màu sắc và dinh dƣỡng từ hai năm trở lên. Nhiều ngƣời đã kỳ vọng, công nghệ hiện đại này sẽ giúp cải thiện chất lƣợng nông sản Việt Nam. Gần đây, công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) đã tiếp nhận trang thiết bị và hỗ trợ công nghệ say xát và chế biến gạo hiện đại từ tập đoàn Satake của Nhật Bản.

- Chuyển giao công nghệ trong ngành dịch vụ không mạnh mẽ nhƣ trong các ngành công nghiệp, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh

khách sạn. Một trong những dự án có quy mô lớn và công nghệ tiên tiến là dự án xây dựng khác sạn Nikko Hà Nội và đã đƣợc triển khai hiệu quả.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vốn FDI của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam đã có sự chuyển hƣớng mạnh mẽ vào các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao và phần mềm. Ngoài việc sớm xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, các tập đoàn lớn nhƣ: Sanyo, Matsushita, Panasonic, Nidec…đã tiếp tục rót thêm vốn mở rộng sản xuất. Điển hình là: Hãng Canon đầu tƣ bổ sung hơn 70 triệu USD cho việc xây dựng nhà máy mới tại Bắc Ninh sau khi đầu tƣ 100 triệu USD cho các dự án sản xuất máy in tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), đƣa Việt Nam trở thành nơi sản xuất máy in laser lớn với sản lƣợng 700.000 sản phẩm/tháng, xấp xỉ bằng 80% tổng sản lƣợng hàng năm của hãng, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu thị trƣờng xuất khẩu. Tập đoàn Nidec đã đƣa vào hoạt động 2 nhà máy mới ở khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, đầu gắp quang học với tổng số vốn đầu tƣ 50 triệu USD, sau khi đã đầu tƣ 100 triệu USD cho các nhà máy ở khu chế xuất Tân Thuận trong hơn 15 năm qua.

Các công ty Nhật Bản còn hƣớng đến việc đƣa các nhà máy ở Việt Nam trở thành nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Cùng với việc xây dựng 2 nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Hà Nội, Matsushita Electric – hãng sở hữu nhãn hiệu điện tử Panasonic khổng lồ đã đầu tƣ dự án xây dựng trung tâm R&D Panasonic tại Việt Nam nhằm phát triển và thiết kế các con chip hệ thống, các phần mềm chủ chốt trong điện thoại di động và tivi mà hình phẳng. Tập đoàn công nghệ cao về bán dẫn và vi mạch Renesas Technology (Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản và đứng thứ 3 thế giới) đã đƣa vào hoạt động trung tâm nghiên cứu, phát triển và thiết kế

các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm cho IC bán dẫn cũng nhƣ các sản phẩm công nghệ cao khác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Về phƣơng thức chuyển giao công nghệ: Qua khảo sát cho thấy, phƣơng thức chuyển giao công nghệ quan trọng nhất của các TNC Nhật Bản ở Việt Nam hiện là các hoạt động việc trợ kỹ thuật xây dựng trung tâm đào tạo, nhập khẩu máy móc thiết bị, bố trí cán bộ kỹ thuật vào các quy trình chuyên môn hóa thông qua các chƣơng trình hợp tác đào tạo về kỹ thuật. Cần thấy rằng, do nắm giữ vị trí tiên phong thực hiện các công đoạn có trình độ công nghệ cao, các công ty Nhật Bản thƣờng tập trung xây dựng các quy trình sản xuất tại các nƣớc và chuyển các phụ tùng, linh kiện từ Nhật Bản sang rồi lắp ráp, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật tại các nhà máy này, dần khuyến khích các bộ phận tự đảm đƣơng công việc chế tạo. Đối với các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ ở cấp độ nhà máy thƣờng đƣợc thực hiện một cách trôi chảy do có sự cân nhắc đến chi phí, tuy nhiên, việc chuyển giao các bí quyết về quản lý thƣờng rất thụ động bởi phía Việt Nam chƣa sẵn sàng về mặt nhân lực.

Về mục tiêu chuyển giao công nghệ: Các doanh nghiệp của Nhật bản ở Việt Nam đều không coi chuyển giao công nghệ là một phần mục tiêu đề ra. Chỉ trừ các dự án sản xuất xuất khẩu 100% (điển hình là hãng Canon), còn ở hầu hết các dự án sản xuất phục vụ thị trƣờng nội địa hoặc kết hợp giữa sản xuất phục vụ thị trƣờng nội địa và xuất khẩu sang nƣớc thứ 3, phía các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chƣa thực sự nỗ lực để chuyển giao những quy trình cơ bản nhất trong các công nghệ chế tạo cho phía Việt Nam. Số cán bộ, công nhân đƣợc cử đi đào tạo chỉ đƣợc đào tạo về điều khiển các thiết bị cần thiết để lắp ráp sản phẩm mà chƣa đƣợc chuyển giao các công nghệ về sáng chế trong các quy trình cơ bản. Các kỹ thuật thay thế là những công nghệ tiên tiến so với những kỹ thuật đang sử dụng nhƣng chúng lại không có sẵn ở Việt

Nam. Kỹ năng quản lý, bằng sáng chế và quy trình chế tạo đang sử dụng tại các nhà máy ở Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các công ty mẹ ở Nhật Bản.

3.2.2. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua

Ngoài những ƣu điểm và hạn chế chung của hoạt động chuyển giao công nghệ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã phân tích ở mục trên, hoạt động chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng có một số điểm đáng chú ý:

Nguồn vốn đầu tƣ của các công ty Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng nhƣ: Viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hóa chất, cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, ô tô, xe máy. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của các công ty Nhật Bản đều áp dụng phƣơng thức quản lý tiên tiến, thƣờng xuyên kết nối và chịu ảnh hƣởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ ở Nhật Bản. Có thể thấy, trên tổng thể, hoạt động chuyển giao công nghệ kèm theo vốn đầu tƣ FDI của các công ty Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ của nhật bản vào việt nam sau khi hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực quốc tế (Trang 50 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)