Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ của nhật bản vào việt nam sau khi hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực quốc tế (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích là phƣơng pháp phân chia cái toàn bộ ra thành những bộ phận riêng lẻ và nhận thức mỗi bộ phận đó. Một trong những nhiệm vụ của nhận thức là từ cái tổng quan bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng, chủ thể cần phải đi sâu nhận thức từng mặt, từng thuộc tính của chúng. Muốn thế cần phải phân chia cái toàn bộ ra thành các bộ phận và nhận thức chúng. Vai trò nhận thức lớn lao của phân tích là chỗ đó.

Tổng hợp là phƣơng pháp thống nhất, liên kết kết quả nhận thức về các bộ phận, các mặt và các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc phân tích để có một hình ảnh toàn diện, đầy đủ về đối tƣợng, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm nhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của tổng hợp là liên kết những tri thức đã đƣợc phát hiện nhờ phân tích, vạch ra bản chất vốn có của sự vật, hiện tƣợng. Vì vậy có thể nói tổng hợp là đúc kết tri thức về những bộ phận, những yếu tố cấu thành cái toàn bộ nhƣng đó không phải là sự gom góp tri thức rời rạc thành một tổng thể giản đơn mà là quá trình nghiên cứu xem bản chất của sự vật đƣợc thể hiện nhƣ thế nào thông qua những mặt, những thuộc tính cụ thể của sự vật.

Phân tích và tổng hợp có cơ sở khách quan trong cấu trúc và tính quy luật của bản thân hiện thực khách quan. Trong thế giới quan có cái toàn thể và cái bộ phận, có hệ thống và yếu tố, có sự phân chia và kết hợp. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp bổ sung cho nhau, là hai phƣơng pháp của một quá trình nghiên cứu biện chứng thống nhất, không phân tích để hiểu từng bộ phận thì không thể hiểu cái toàn thể, ngƣợc lại không hiểu cái toàn thể thì không thể hiểu đúng đắn cái bộ phận. Phân tích và tổng hợp là sự thống nhất của quá trình nhận thức theo những hƣớng đối lập nhau, không có phân tích thì không có tổng hợp và ngƣợc lại; phân tích phải bao hàm tổng hợp và ngƣợc lại tổng hợp phải bao hàm phân tích.

Học viên đã sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phƣơng pháp quan trọng để tiến hành nghiên cứu luận văn. Trong quá trình phân tích tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý và các biểu đồ đơn giản để thấy rõ hơn thực trạng, xu hƣớng… của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.

Vấn đề cần đƣợc phân tích trong Luận văn này là:

- Thực trạng chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm qua

- Tác động của hiệp định TPP đến hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

- Giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan. Đó là:

Các nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chuyển giao công nghệ, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, vai trò của công nghệ trong sự phát triển kinh tế, tác động của TPP đến các quốc gia thành viên. Các công trình nghiên cứu bao gồm các đề tài cấp bộ, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các bài báo, nghiên cứu khoa học, các báo cáo, số liệu thống kê hàng năm, các website của ADB, OECD, JICA…Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn.

Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

hóa dữ liệu thứ cấp và trình bày dữ liệu dƣới dạng tiện dụng. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức phân tích định tính và định lƣợng.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra nhƣng đánh giá chung về thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian vừa qua để thấy đƣợc những hạn chế và những điểm tích cực; đƣa ra những đánh giá về tác động của TPP đến hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam nói riêng. Đây là cơ sở cho những kết luận và giải pháp đề xuất của luận văn nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi hiệp định TPP có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ của nhật bản vào việt nam sau khi hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực quốc tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)