Phƣơng pháp Case study

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ của nhật bản vào việt nam sau khi hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực quốc tế (Trang 41)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.8. Phƣơng pháp Case study

Để có đƣợc những căn cứ và cơ sở thực tế cho các luận điểm phân tích của mình trong luận văn, học viên sẽ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu Case study. Học viên sẽ chọn và phân tích một số các trƣờng hợp thực tế điển hình về chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua và

những trƣờng hợp thực tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua những phân tích đó sẽ thấy đƣợc một cách rõ ràng nhất những thành tựu cũng nhƣ hạn chế của hoạt động chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đƣa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ hơn.

CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH TPP CÓ HIỆU LỰC 3.1. Hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian qua

3.1.1. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam thông qua đầu tư nước ngoài trong thời gian qua qua đầu tư nước ngoài trong thời gian qua

Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, nguồn vốn từ đầu tƣ nƣớc ngoài luôn là một nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ đi kèm nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng có tác động không nhỏ đến nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục thống kế, đến hết tháng 12 năm 2014, cả nƣớc có 17.499 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD, vốn thực hiện luỹ kế của các dự án ƣớc đạt 124,5 tỷ USD (chiếm 50 % vốn đăng ký). đầu tƣ nƣớc ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trƣởng cả nƣớc: năm 1995 GDP của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 14,98% trong khi GDP cả nƣớc tăng 9,54%, đến năm 2010 tốc độ tƣơng ứng là 8,12% và 6,78%. Tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011). Tỷ trọng này cho thấy mức độ đóng góp và ảnh hƣởng của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào nền kinh tế là khá lớn.

Trong số 17.499 dự án FDI, số hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%. Nội dung các hợp đồng chuyển giao công nghệ thƣờng tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ 82%; bí quyết công nghệ 80%; trợ giúp kỹ thuật 87%; đào tạo 78%; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 21%,... (trong đó, có nhiều hợp đồng chuyển giao đồng thời nhiều đối tƣợng công nghệ nêu trên).

Số hợp đồng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI đƣợc tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1 Số hợp đồng về chuyển giao công nghệ của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2014

Năm Hợp đồng đƣợc phê duyệt Năm Hợp đồng đƣợc phê duyệt 1993 4 2004 52 1994 4 2005 61 1995 11 2006 43 1996 24 2007 32 1997 19 2008 32 1998 34 2009 36 1999 24 2010 27 2000 44 2011 28 2001 28 2012 31 2002 27 2013 33 2003 44 2014 29 Tổng số 1013

Nguồn: Bộ Khoa học công nghệ, năm 2014

Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến đã có trong nƣớc và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Từ năm 1993 đến 2014, cả nƣớc có 1013 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc phê duyệt/đăng ký, trong đó có 644 hợp đồng của doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, chiếm 63,6% ( Theo số liệu báo cáo của Bộ Khoa học công nghệ năm 2014).

Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài với doanh nghiệp trong nƣớc. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực:

Bảng 3.2 Lĩnh vựa chuyển giao công nghệ qua FDIcác năm 1993- 2014

STT Ngành/lĩnh vực Số hợp đồng (%)

1 Công nghiệp nhẹ 11

2 Công nghiệp nặng 27,4

3 Công nghiệp dầu khí 3,2

4 Công nghiệp thực phẩm 16,4

5 Hóa – Mỹ phẩm 13,7

6 Nông – Lâm nghiệp 3,2

7 Điện - điện tử – BCVT 14,6

8 Xây dựng –Vật liệu XD 4,6

9 Dịch vụ 5,9

Nguồn: Bộ Khoa học công nghệ, năm 2014

Các hợp đồng chuyển giao công nghệ chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ: Lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy; Hóa chất; Điện tử - viễn thông; Công nghệ thực phẩm. Một số các nhà đầu tƣ lớn nhƣ: Alcatel, Corning Inter Corp. , Siemen, Nec, Fujitsu, Fujikura Ltd, LG Chemical Ltd (Hàn Quốc), Toyota Motor Corp. (Nhật Bản), Ford Motor Company (Hoa Kỳ), Mercedes-Benz (Đức).

Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ nhƣ dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, dệt may và giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí đƣợc đánh giá có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2012, hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam còn khá hạn chế. Chỉ số về chuyển giao công nghệ của Việt Nam đứng thứ 62 trên 142 quốc gia đƣợc điều tra. Chỉ số chuyển giao công nghệ thấp là một yếu tố tạo nên chỉ số xếp hạng năng lực của nền kinh tế nƣớc ta đứng 65/142 nƣớc xếp hạng.

Biểu đồ 3.1 Xếp hạng về mức độ chuyển giao công nghệ các nƣớc Đông Nam Á

Nguồn: Báo cáo thường niên WEF 2008-2011

Theo WEF đã mô tả, những nhân tố cản trở nhất để kinh doanh ở Việt Nam là: tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả. Tiếp đó là kết cấu hạ

tầng chƣa thích hợp, lực lƣợng lao động chƣa đƣợc đào tạo tƣơng xứng, qui định về thuế, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính... Năng lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nƣớc và sự thiếu liên kết của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nƣớc là những rào cản của quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam.

Xét về hình thức chuyển giao công nghệ thì những công nghệ hạng hai không còn mới, không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty xuyên quốc gia thƣờng đƣợc chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ thống công ty xuyên quốc gia tại các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Lý do mà các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ hạng hai này cho các nƣớc đang phát triển không chỉ bắt nguồn từ chiến lƣợc của công ty xuyên quốc gia trong việc khai thác lợi ích của công nghệ mà còn vì các công nghệ đó phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của các nƣớc này. Ngay cả khi các công ty xuyên quốc gia có công nghệ hiện đại để chuyển giao thì Việt Nam cũng không có khả năng khai thác hiệu quả công nghệ đó. Hơn nữa, do mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam chƣa cao nên cũng không đòi hỏi công nghệ hàng đầu.

3.1.2. Những thành tựu và tồn tại trong hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI vào Việt Nam thông qua các dự án FDI vào Việt Nam

3.1.2.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI vào Việt Nam

- Tác động tích cực đến kinh tế - xã hội: Nguồn vốn lớn từ FDI cũng với những công nghệ cao đi kèm với vốn đã có những đóng góp tích cực vào sự thay đổi và phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm qua. Các doanh nghiệp FDI có đóng góp to lớn cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI luôn đóng góp phần lớn vào GDP cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta. Công nghệ của các doanh

nghiệp FDI đƣợc đánh giá chung là tiên tiến góp phần cải thiện công nghệ sản xuất, năng suất lao động của nền kinh tế, thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nƣớc, với chủ trƣơng chú trọng chuyển giao công nghệ vào những ngành công nghiệp, dịch vụ phần nào đã nâng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP đúng theo chiến lƣợc phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Ngày càng nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao, có hình thức mẫu mã đẹp đƣợc sản xuất, không những đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nƣớc mà còn phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

Về mặt xã hội, đóng góp của dòng vốn FDI và các công nghệ đi kèm đó là tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động với mức lƣơng tƣơng đối cao, nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời dân. Công nghệ sản xuất tiên tiến cũng kèm theo với yêu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, do đó một mặt các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nên những ngƣời lao động có tay nghề, có kỹ năng cao, mặt khác gián tiếp thúc đẩy xã hội nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng nâng cao chất lƣợng, đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm quản lý đƣợc tích lũy ngay trong quá trình làm việc, hội thảo trong và ngoài nƣớc, thông qua các chƣơng trình đào tạo, hợp tác quốc tế.

- Về mặt nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế: Chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thời gian qua đã diễn ra ngày càng đa dạng và phong phú. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đƣợc du nhập vào nƣớc ta nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, điện tử, viễn thông, công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô - xe máy… Các công nghệ đƣợc chuyển giao, cũng có nhiều công nghệ đƣợc cải tiến phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, với những thông số kỹ thuật đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của quốc tế, sử dụng

tiết kiệm các nguồn nguyên – nhiên liệu. Hoạt động chuyển giao công nghệ đã góp phần từng bƣớc nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ của một số ngành trong nƣớc. Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nƣớc đã đƣợc nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ trƣớc đây. Một số ngành đã tiếp nhận đƣợc những công nghệ hiện đại, tiệm cận với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhƣ viễn thông, dầu khí, xây lắp…

3.1.2.2 Những hạn chế trong hoạt động chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam Việt Nam

Tuy hoạt động chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đã có đóng góp tích cực đối với đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế.

Hầu hết những công nghệ đƣợc chuyển giao vào Việt Nam là những công nghệ hạng hai, không còn mới, không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty xuyên quốc gia, thƣờng đƣợc chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ thống công ty xuyên quốc gia tại các

nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong chính sách này, ngay cả

khi công nghệ đã hao mòn vô hình, không còn mới nữa thì công ty xuyên quốc gia vẫn duy trì chính sách chuyển giao cầm chừng nhằm duy trì sự phụ thuộc của đối tác và giữ quyền kiểm soát đối với công nghệ.

Mặc dù công nghệ đƣợc chuyển giao hầu hết có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam, nhƣng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nƣớc trong khu vực. Những công nghệ đƣợc chuyển giao theo các dự án FDI thƣờng là công nghệ đƣợc đƣa vào theo lợi ích của nhà đầu tƣ, mà thƣờng không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đƣa ra. Công nghệ thích hợp là công nghệ cho phép

ngƣời sử dụng nó khai thác tối đa những lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nƣớc và đƣa lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phù hợp với khả năng và trình độ phát triển của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Đối với một dự án cụ thể, khi lựa chọn công nghệ thích hợp buộc các nhà đầu tƣ phải cân nhắc đến tình hình lao động cho dự án, tình hình thị trƣờng (nhu cầu, cung ứng và cạnh tranh) của dự án, khả năng về vốn của các chủ đầu tƣ và các nguồn cung ứng đầu vào sẵn có…

Hiện nay công tác lựa chọn công nghệ của Việt Nam còn rất yếu kém. Các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ do nhu cầu của thị trƣờng chứ không phải do chủ động kế hoạch. Hơn nữa, những công nghệ đƣợc chuyển giao phần lớn là do phía nƣớc ngoài tự giới thiệu chứ không phải tự các doanh nghiệp của ta tìm kiếm hoặc tự nghiên cứu, thiết kế.

Do nền tảng tầng kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam còn thấp nên chƣa khai thác một cách triệt để các công nghệ đƣợc chuyển giao. Còn thiếu nhiều ngành sản xuất bổ trợ có trình độ kỹ thuật tiên tiến tƣơng ứng, cơ sở hạ tầng và trình độ ngƣời lao động chƣa cao cũng là nguyên nhân Việt Nam chƣa nắm bắt và khai thác tối đa các công nghệ mà nƣớc ngoài chuyển giao vào. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất hạn chế, không tận dụng và phát huy đƣợc các công nghệ mới đƣợc đƣa vào. Việc tiếp thu học hỏi công nghệ cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý của cán bộ Việt Nam trong quá trình hợp tác với nƣớc ngoài chƣa đạt đƣợc kết quả đáng kể.

3.2. Chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua

3.2.1. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua Nam trong thời gian qua

Sau hơn 40 năm kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiếp lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa hai nƣớc những bƣớc phát triển tốt đẹp mang lại lợi ích cho nhân dân cả hai nƣớc. Trong những năm đổi mới và xây

dựng đất nƣớc đến nay, với sự giúp đỡ và hợp tác chân thành, Nhật Bản đã đóng gớp một phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA song phƣơng lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ năm 1992 đến năm 2011, tổng vốn viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong giai đoạn năm 1992 - 2011 lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên (hợp tác kỹ thuật thực hiện theo số vốn giải ngân, hỗ trợ kinh phí thực hiện theo số vốn cam kết), chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó, tính đến tháng 8/2015, Nhật Bản có 2725 dự án FDI còn hiệu lực và 37,9 tỷ USD tổng vốn đầu tƣ (chiếm 14,3% tổng số dự án và 14,2% tổng vốn FDI của Việt Nam), đứng vị trí thứ 2 sau Hàn Quốc.

Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo ngành dƣới góc độ số lƣợng dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với số dự án đầu tƣ là 941 dự án chiếm 57,52% tổng số dự án. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, các ngành công nghiệp phụ trợ… Đây là lĩnh vực có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ của nhật bản vào việt nam sau khi hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực quốc tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)