TỔNG QUAN VỀ VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG – VIỆN HÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính tại viện công nghệ môi trường, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 46 - 51)

3.1. TỔNG QUAN VỀ VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG – VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Công nghệ môi trƣờng – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Công nghệ môi trƣờng trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ và là đơn vị đƣợc tập hợp từ các phòng nghiên cứu trong lĩnh vực môi trƣờng của Viện Hóa học, Viện Khoa học vật liệu, Viện Công nghệ sinh học, Viện Cơ học.

Viện Công nghệ môi trƣờng là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

- Tên giao dịch quốc tế: Institute of Environmental Technology Tên viết tắt: IET

- Trụ sở của Viện: Số 18 Hoàng Quốc Việt, phƣờng Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Khi mới thành lập Viện Công nghệ môi trƣờng chỉ có 01 phòng Quản lý tổng hợp; 05 phòng nghiên cứu theo 5 hƣớng nghiên cứu chính: Hƣớng Quy hoạch môi trƣờng, Hƣớng Công nghệ xử lý ô nhiễm, Hƣớng Công nghệ thân môi trƣờng, Hƣớng Độc chất môi trƣờng, Hƣớng Công nghệ sinh học môi trƣờng; với 70 cán bộ, viên chức, phạm vi hoạt động chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, Về Tổ chức - Cán bộ Viện đã có: 01 phòng Quản lý tổng hợp; 10 phòng nghiên cứu (02 phòng nghiên cứu đƣợc Văn phòng Công nhận chất lƣợng thuộc Tổng cục đo lƣờng chất lƣợng cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 (VILASS 366); 01 Trung tâm Công nghệ môi trƣờng tại Thành phố Hồ Chí Minh; 01 Trung

tâm Công nghệ môi trƣờng tại Thành phố Đà Nẵng, 01 Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ môi trƣờng, 01 Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Trung tâm hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt - Nga; phạm vi hoạt động đã đƣợc mở rộng ra các tỉnh phí Nam, với một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức gồm 164 ngƣời, trong đó có 01 GS.TS, 2 PGS.TS; 16 TS; 42 ThS; 90 cử nhân và kỹ sƣ, 13 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật.

Về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng: từ 2006 đến nay, Viện Công nghệ môi trƣờng đã hoàn thành 70 đề tài, dự án nghiên cứu, trong đó 30 đề tài, dự án cấp nhà nƣớc; 40 đề tài, dự án cấp Viện KHCN Việt Nam và hợp tác với các địa phƣơng, trong số đó có nhiều đề tài đƣợc ứng dụng vào sản xuất đời sống tổng kinh phí trên 150 tỷ đồng. Công bố 109 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế, trong đó có 30 công trình đăng trên tạp chí và hội nghị quốc tế; 01 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích; 03 đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Về ứng dụng, triển khai trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng: từ 2006 đến nay, Viện đã ký kết đƣợc 660 hợp đồng ứng dụng công nghệ; hợp đồng kinh tế, với tổng kinh phí trên 143 tỷ đồng

Về các thiết bị đƣợc chia theo các nhóm sau: Thiết bị đo đạc hiện trƣờng và thiết bị phân tích; Thiết bị thử nghiệm công nghệ xử lý môi trƣờng; Thiết bị pilot về công nghệ xử lý môi trƣờng; Các công cụ kĩ thuật khác phục vụ mục đích dự báo và qui hoạch môi trƣờng: phần mềm xử lý số liệu, ngân hàng dữ liệu, công cụ hệ thống thông tin địa lý, phần mềm dự báo ô nhiễm trong không khí và nƣớc.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức quản lý của Viện Công nghệ môi trƣờng môi trƣờng

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Công nghệ môi trường

Viện Công nghệ môi trƣờng có chức năng và nhiệm vụ sau đây:

* Chức năng: nghiên cƣ́u cơ bản, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghê ̣ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ môi trƣờng và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ:

a) Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ môi trƣờng;

b) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các quy trình công nghệ vào thực tiễn, phục vụ công tác bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

c) Triển khai dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phân tích, đánh giá, dự báo, xử lý, cải thiện, quy hoạch môi trƣờng và các lĩnh vƣ̣c khoa học khác có liên quan;

d) Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ môi trƣờng và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;

e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ môi trƣờng và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;

g) Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của Nhà nƣớc và của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

h) Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nƣớc; i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.

3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Viện công nghệ môi trường

Lãnh đạo của Viện Công nghệ môi trƣờng gồm: Viện trƣởng và một số Phó Viện trƣởng giúp việc cho Viện trƣởng.

Viện trƣởng do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Viện) bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó Viện trƣởng do Chủ tịch Viện bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trƣởng.

- Viện trƣởng lãnh đạo, điều hành Viện Công nghệ môi trƣờng theo chế độ thủ trƣởng và chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch Viện về mọi hoạt động của Viện Công nghệ môi trƣờng.

- Phó Viện trƣởng đƣợc Viện trƣởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác của Viện và chịu trách nhiệm trƣớc Viện trƣởng về những lĩnh vực đƣợc giao.

Trong trƣờng hợp Viện trƣởng vắng mặt, một Phó Viện trƣởng đƣợc uỷ quyền thay mặt Viện trƣởng lãnh đạo, điều hành hoạt động của Viện Công nghệ môi trƣờng.

Viện Công nghệ môi trƣờng thực hiện chế độ làm việc, quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo Quy chế làm việc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các quy định khác do Chủ tịch Viện ban hành.

- Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghệ môi trƣờng gồm: 1. Phòng Quản lý tổng hợp

2. Phòng Quy hoạch môi trƣờng

3. Phòng Giải pháp công nghệ cải thiện môi trƣờng 4. Phòng Công nghệ xử lý nƣớc

5. Phòng Công nghệ xử lý chất thải rắn và khí thải 6. Phòng Phân tích độc chất môi trƣờng

7. Phòng Phân tích chất lƣợng môi trƣờng 8. Phòng Công nghệ điện hoá môi trƣờng 9. Phòng Công nghệ thân môi trƣờng 10. Phòng Thuỷ sinh học môi trƣờng 11. Phòng Vi sinh vật môi trƣờng

12. Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trƣờng 13. Trung tâm Hợp tác khoa học và công nghệ Việt - Nga 14. Trung tâm Công nghệ môi trƣờng tại TP. Hồ Chí Minh 15. Trung tâm Công nghệ môi trƣờng tại TP. Đà Nẵng

Căn cứ nhu cầu phát triển, Viện trƣởng quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của Nhà nƣớc và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Hội đồng khoa học của Viện là cơ quan tƣ vấn cho Viện trƣởng về phƣơng hƣớng, chiến lƣợc khoa học, xét duyệt đề cƣơng các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học, chƣơng trình hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ. Hội đồng khoa học Viện đƣợc tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Chủ tịch Viện ban hành.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghệ môi trƣờng Hƣớng công nghệ xử lý ô nhiễm Hƣớng công nghệ thân môi trƣờng Lãnh đạo viện Viện trƣởng Các phó Viện trƣởng Hội đồng khoa học Phòng Quản lý tổng hợp Hƣớng quy hoạch môI trƣờng Hƣớng Công nghệ Sinh học môi trƣờng Hƣớng độc chất môi trƣờng Phòng Thuỷ sinh học môi trƣờng Phòng Công nghệ xử lý nƣớc Phòng Giải pháp công nghệ cải thiện môi trƣờng Phòng Công nghệ xử lý chất thải rắn và khí thải Phòng Công nghệ Điện hoá môi trƣờng Phòng Công nghệ thân môi trƣờng Phòng Phân tích chất lƣợng môi trƣờng Phòng Phân tích độc chất môi trƣờng Phòng Vi sinh vật môi trƣờng Phòng Quy hoạch môi trƣờng Các Trung tâm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính tại viện công nghệ môi trường, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 46 - 51)