Giải pháp hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính tại viện công nghệ môi trường, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 88 - 90)

- Viện và các bộ phận có liên quan trong cần sớm rà soát, hoàn thiện lại quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo đƣợc việc chi tiêu hợp lý theo chức năng của từng đơn vị, cập nhật các nội dung hƣớng dẫn mới của Nhà nƣớc vào quy chế để có các quy định rõ ràng cụ thể hơn. Nghiên cứu giữa chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để xây dựng định mức tiêu hao (vật tƣ, thiết bị...) và đơn giá tiền lƣơng để quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Có quy định rõ ràng trong việc sử dụng tài sản Nhà nƣớc khi đem sản xuất kinh doanh dịch vụ và trích khấu hao đầy đủ và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi sự nghiệp cũng nhƣ chi dịch vụ. Hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức này là những chuẩn mực cực kỳ quan trọng để đo lƣờng tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động. Nó là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu

đƣợc tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Các tiêu chuẩn lạc hậu cần phải đƣợc sửa đổi hoàn thiện nhƣ các khoản chi hội nghị, công tác phí, tiếp khách. Đây cũng chính là giải pháp để tăng cƣờng cơ chế, thể chế trong quản lý chi ngân sách bằng cách công khai những quy định không chính thức.

Các đơn vị cần chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính.

Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm đến từng cá nhân trong Nhà xuất bản, xoá bỏ tâm lý "tiền chùa" hay tình trạng "cha chung không ai khóc". Cần phải hiểu rằng việc tiết kiệm của mỗi cá nhân khi sử dụng tài sản công là ít ỏi song khi đƣợc nhân lên thành phong trào tiết kiệm trong toàn cơ quan, trở thành ý thức của mỗi ngƣời thì việc làm đó lại vô cùng có ý nghĩa và khối lƣợng giá trị tiết kiệm đƣợc sẽ không hề nhỏ.

Đồng thời, phải hoàn thiện định mức khoán chi với các mục chi chiếm tỷ trọng lớn nhƣ: Xăng xe, điện, điện thoại, mua sắm sửa chữa lớn... tại các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính; xác định hệ số điều chỉnh tiền lƣơng tăng thêm cho từng đơn vị và từng ngƣời lao động, phù hợp với việc tiết kiệm chi từng đối tƣợng cụ thể, cần phải hiểu ràng định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch, phân bổ NSNN theo các nội dung đã đƣợc xác định mà còn là cơ sở vững chắc để tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ quá trình chi Ngân sách từ lập dự toán, chấp hành đến quyết toán Ngân sách. Vì vậy, mỗi nội dung Ngân sách cho các đơn vị phải có tiêu chuẩn, định mức cụ thể phù hợp với từng điều kiện của từng lĩnh vực hoạt động và phải đƣợc xây dựng dựa trên những tính toán khoa học, số liệu thống kê hàng năm...Có nhƣ vậy thì định mức đó mới có tính thuyết phục để hình thành Ngân sách cho từng lĩnh vực và đảm bảo pháp lý cho công tác quản lý chi đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, Viện phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN rà soát lại dự toán những khoản mục chi thƣờng xuyên. Cân nhắc lại việc xếp khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định vào các khoản chi không thƣờng xuyên từ đó ảnh hƣởng đến cơ cấu các nguồn chi của Viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính tại viện công nghệ môi trường, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 88 - 90)