Chương 1 : cơ sở lý luận của công tác lao động tiền lương
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lao động tiền lương
1.3.4 Các yếu tố thuộc về công việc
Công việc là một yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp đánh giá công việc, nhưng sử dụng các công cụ như bản mô tả công việc, phân tích công việc để đánh giá công việc là cách làm khoa học và hiệu quả.
a/ Kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm thực hiện công việc
- Kiến thức, kỹ năng: Mức độ phức tạp của công việc yêu cầu kỹ năng lao động trí óc hay lao động chân tay. Các phẩm chất cá nhân cần thiết. Khả năng ra quyết định. Kỹ năng quản trị. Các kiến thức về giáo dục, đào tạo cần thiết cho công việc. Các kỹ năng xã hội. Khả năng hòa đồng với người khác. Khả năng thực hiện những công việc chi tiết. Khả năng thực hiện công việc đơn điệu. Sự khéo léo tay chân. Khả năng sáng tạo. Khả năng bẩm sinh. Tính linh hoạt/ tháo vát. Kinh nghiệm trước đây.
- Trách nhiệm về các vấn đề: Tiền bạc, khen thưởng tài chính. Kiểm soát. Lãnh đạo người khác. Kết quả tài chính. Quan hệ với cộng đồng, khách hàng và các đối tượng khác. Vật liệu, dụng cụ, tài sản. Ra quyết định các chính sách của doanh nghiệp.
- Cố gắng: Yêu cầu về thể lực. Yêu cầu về trí óc. Quan tâm đến những điều chi tiết, áp lực của công việc. Những yêu cầu cần quan tâm khác.
b/ Mức độ hấp dẫn, tầm quan trọng của công việc
- Mức hấp dẫn của công việc: công việc có sức hấp dẫn cao thu hút được nhiều lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lương, ngược lại với công việc kém hấp dẫn để thu hút được lao động doanh nghiệp phải có biện pháp đặt mức lương cao hơn.
- Tầm quan trọng của công việc: Phản ánh giá trị của công việc. Các
công việc có tầm quan trọng cao sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
ý nghĩa của công việc bạn sẽ khai thác được giá trị bản thân, giá trị của bạn chính là động lực để sếp tiếp tục sử dụng bạn. Sếp quyết định tiền lương, còn giá trị công việc quyền quyết định nằm trong tay bạn, không có tốt nhất chỉ có tốt hơn, nôi dung công việc là có hạn nhưng khám phá công việc là vô hạn, hoàn thành công việc một cách tốt nhất bạn sẽ thể hiện được giá trị khác người của chính mình.
c/ Mức độ phức tạp của công việc
-Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì định mức tiền lương cho công việc đó càng cao. Độ phức tạp của công việc có thể là những khó khăn về trình độ kỹ thuật, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm cho người thực hiện do đó mà tiền lương sẽ cao hơn so với công việc giản đơn.
- Các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao mới có khả năng giải quyết được sẽ buộc phải trả lương cao. Thông thường các công việc phức tạp gắn liền với những yêu cầu về đào tạo, kinh nghiệm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức lương. Sự phức tạp của công việc phản ánh mức độ khó khăn và những yêu cầu cần thiết để thực hiện công việc.
d/ Điều kiện thực hiện công việc
Điều kiện thực hiện công việc: tức là để thực hiện công việc cần xác định phần việc phải làm, tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện công việc, cách thức làm việc với máy móc, môi trường thực hiện khó khăn hay dễ dàng đều quyết định đến tiền lương.
Các điều kiện khó khăn nguy hiểm đương nhiên sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với điều kiện bình thường. Sự phân biệt đó để bù đắp những tốn hao sức lực và tinh thần cho người lao động cũng như động viên họ bền vững với công việc. Người lao động trong DNNN trung ương hoặc các đơn vị đặc thù có lợi thế như xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng, điện lực thường có thu nhập cao hơn các ngành nghề khác. Chẳng hạn như thu nhập bình quân trong các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương năm 2012 là 4,2 triệu đồng/tháng, trong khi các đơn vị thuộc ngành địa phương là 2,05 triệu đồng/tháng.
Giữa các ngành cũng có thu nhập khác nhau. Những ngành như than, thép, hoá chất, xăng dầu, thuốc lá, rượu bia nước giải khát, sữa, nhựa… có thu nhập bình quân từ 4 – 5,4 triệu đồng/tháng. Trong khi các ngành dệt may, da giầy, cơ khí cơ thu nhập bình quân 1,8 triệu – 2,5 triệu đồng/tháng. Đó chính là do điều kiện làm việc giữa hai ngành là hoàn toàn khác nhau. Những người lao động trong ngành về hóa chất thường làm việc trong môi trường đầy hóa chất và độc hại, còn những
người lao động trong ngành cơ khí, dệt may lại có môi trường làm việc tốt hơn, thường là tiếp xúc với máy cơ khí sẽ có mức lương trung bình thấp hơn.
Tại các nông lâm trường, đơn vị xây dựng cơ bản, vùng sâu, vùng xa do thiếu việc nên mức thu nhập rất thấp. Một số công ty chè tại Tuyên Quang có thu nhập bình quân chỉ 1.000.000 đồng/tháng/người. Thậm chí, tại Lạng Sơn có một số DN thuộc nông lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng vẫn thực hiện mức lương tối thiểu 550.000 đồng/tháng đối với người lao động. Không chỉ do thiếu việc mà những công trường ở đây thường làm việc bằng tay, thiên về làm thủ công chứ không tiếp xúc nhiều với máy móc và hóa chất, môi trường làm việc không nguy hiểm.