Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại ICC hải phòng (Trang 32 - 36)

Chương 1 : cơ sở lý luận của công tác lao động tiền lương

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lao động tiền lương

1.3.5 Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

a/ Trình độ lao động

Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó. Có thể đào tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm được những công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương cao là tất yếu.

Nội dung phẩm chất về trình độ học vấn của người lao động của quốc gia thể hiện ở số năm bình quân đi học; tỷ lệ lao động biết chữ; mức độ giáo dục phổ cập…Trong báo cáo về chỉ số Phát triển Con người (HDI) hàng năm của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), chỉ số giáo dục được dùng để đánh giá trình độ học vấn của các quốc gia và có thể so sánh quốc tế. Trình độ học vấn của người lao động càng cao thì phẩm chất này của người lao động càng tốt.

So với thế giới, trình độ học vấn của nước ta khá cao, xếp vào hạng trên trung bình, 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (2009), số năm đi học bình quân đạt mức 7,8 năm, về cơ bản đã phổ cập cấp giáo dục tiểu học và đang trong giai đoạn kết thúc phổ cập THCS vào năm 2010. Trình độ học vấn của lực lượng lao động cũng khá cao, năm 2008 đạt khoảng 96 % lực lương lao động biết chữ, trong đó, 32,08 % tốt nghiệp THCS và 23,58% tốt nghiệp THPT. Phẩm chất này của người lao động là

kết quả của chủ trương, chính sách coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Mặc dù vậy, tỷ lệ lao động không biết chữ vẫn chiếm tới 4%, và có tới 40,36% lao động mới có trình độ giáo dục tiểu học. Lao động ở khu vực nông thôn, khu vực phi kết cấu có trình độ học vấn thấp; đặc biệt là lao động vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn rất thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao. Theo UNESCO, năm 2008 Việt Nam tiếp tục mất điểm về Chỉ số Phát triển Giáo dục cho mọi người (EDI), là chỉ số được đánh giá theo 4 tiêu chí cơ bản (phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ cho người lớn, bình đẳng giới trong giáo dục và chất lượng giáo dục), tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng, đứng vị trí 79 trong 129 quốc gia. Đó là những yếu kém của lao động Việt Nam, cần phải có giải pháp mạnh để hoàn thiện.

b/ Thâm niên công tác, kinh nghiệm làm việc

Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên. Ngày nay trong nhiều tổ chức yếu tố thâm niên công tác có thể không phải là một yếu tố quyết định cho việc tăng lương. Thâm niên công tác chỉ là một trong những yếu tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng nhân viên.

Sự hợp tác và làm việc theo nhóm: phân công rõ ràng giúp người làm ra thành tích vượt trôi và nâng cao hiệu quả công việc; hợp tác tốt mang lại quyền lực lớn để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Thường xuyên làm việc theo nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp giúp theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và sẽ được sếp đánh giá cao, theo đó lương sẽ tăng cao hơn.

c/ Phẩm chất về năng lực chuyên môn kỹ thuật, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp

Đây là phẩm chất về chất lượng cực kỳ quan trọng của người lao động. Nội dung của phẩm chấtvề năng lực chuyên môn kỹ thuật, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp, của người lao động được phản ánh ở tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung (cao đẳng, đại học, sau đại học và dạy nghề) và qua đào tạo nghề theo các cấp trình

độngCác chỉ số nói trên càng cao sẽ tỷ lệ thuận với phẩm chất này của người lao động.

Phẩm chấtvề năng lực chuyên môn kỹ thuật, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động Việt Nam trong những năm qua được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng, chất lượng lao động ngày một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của thị trường lao động. Năm 2009, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 38% và qua đào tạo nghề khoảng 28%, ước tính năm 2010 tỷ lệ này tương ứng là 40% và 30%. Theo kết quả điều tra năm 2009 tại 1500 doanh nghiệp, cơ cấu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng khá cao ( đại học trở lên: 6,22%; cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề: 6,54%; trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề: 5,78%; công nhân kỹ thuật có bằng hoặc qua đào tạo nghề: 56,08%). Trong các doanh nghiệp, nhiều công việc, nghề trước đây phải thuê lao động nước ngoài thì nay lao động Việt Nam có thể thay thế. Phẩm chất này còn thể hiện rất rõ tại các cuộc thi tay nghề ASEAN, đoàn lao động Việt Nam thường giành những ngôi vị cao.

Tuy nhiên, yếu điểm cơ bản của lao động nước ta là tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…; trong số lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề, chỉ 1/3 là được đào tạo dài hạn, trình độ cao nên kỹ năng, tay nghề còn yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới, dẫn đến thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, các nhà quản lý và chuyên gia giỏi; mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo, năm 2007 trong số lao động qua đào tạo thì cứ 1 qua đào tạo đại học, chỉ có 0,76 qua đào tạo trung học và 3 qua đào tạo nghề; chất lượng đào tạo nghề nghiệp chưa cao nên khả năng cạnh tranh của lao động rất thấp.Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu á được tham gia xếp hạng; thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; Chỉ số Kinh tế Tri thức ( KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Điều này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của lao động và nền kinh tế (năm 2009 năng lực cạnh

tranh của nước ta giảm 5 bậc, xếp thứ 75/133 nước xếp hạng). Năng suất lao động của nước ta cũng rất thấp, năm 2008 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế, chưa loại trừ yếu tố lạm phát, chỉ đạt 17 triệu đồng/ năm (khoảng 1024 USD); năng suất lao động khoảng 30 triệu đồng/lao động/ năm (khoảng 1.765USD), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đi vào kinh tế tri thức và hội nhập, cần phải có giải pháp đột phá để vượt qua.

d/ Mức độ hoàn thành công việc

Thu nhập tiền lương của mỗi người còn phụ thuộc vào mức hoàn thành công việc của họ. Cho dù năng lực là như nhau nhưng nếu mức độ hoàn thành công việc là khác nhau thì tiền lương phải khác nhau. Đó cũng là sự phản ánh tất yếu của tính công bằng trong chính sách tiền lương.

e/ Tiềm năng nhân viên

Những người có tiềm năng là những người chưa có khả năng thực hiện những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được những việc đó. Trả lương cho những tiềm năng được coi như đầu tư cho tương lai giúp cho việc giữ chân và phát triển tài năng cho tiềm năng của tương lai .Có thể có những người trẻ tuổi được trả lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà quản trị cấp cao trong tương lai. Những người có tiềm năng thường có những phẩm chất sau:

- Cần nỗ lực làm việc cho công ty, sau đó mới tính đến sự báo đáp từ công ty. - Nên đứng từ góc độ của công ty xem xét mọi việc, đối đãi người khác như với chính bản thân mình; luôn tin tưởng vào công việc của mình.

- Trở thành người có khả năng giả quyết vấn đề, chứ không phải là người tạo nên mọi vấn đề rắc rối.

- Không bao giờ nói “ không” với công việc.

Bất luận ở giai đoạn nào của sự nghiệp hãy nhiệt tình, năng động, không ngừng sáng tạo vì công ty, hoàn thành và nâng cao giá trị công việc. Không nên có suy nghĩ “đây không phải là phần việc của tôi”, vấn đề khó khăn của một người có thể sẽ là cơ hội của người khác, hãy nắm bắt bất cứ cơ hội nào mà bạn có. Chỉ cần

thành những kế hoạch của từng ngày, lâu ngày bạn sẽ có những ưu thế hơn người khiến bản thân ngày càng có giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại ICC hải phòng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)