Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại ICC hải phòng (Trang 36 - 39)

Chương 1 : cơ sở lý luận của công tác lao động tiền lương

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lao động tiền lương

1.3.6 Các yếu tố khác

- Sự trung thành. Những người trung thành với tổ chức là những người gắn bó làm việc lâu dài với tố chức. Trả lương cho sự trung thành sẽ khuyến khích nhân viên lòng tận tụy tận tâm vì sự phát triển của tổ chức. Sự trung thành và thâm niên có mối quan hệ với nhau nhưng có thể phản ánh những giá trị khác nhau. Các tổ chức của người Hoa đề cao các giá trị trung thành còn người Nhật đề cao giá trị thâm niên trong trả lương.

- Sức khỏe thể lực, thần kinh tâm lý: Tâm lý, hay nói một cách khác là phản ứng đối với mức lương cao là tiêu chí hàng đầu để quyết định tiền lương. Khái niệm này bao gồm cả hai phương diện: yêu cầu khi đặt ra mức lương của nhân viên, khối lượng của công việc nhân viên dự định sẽ thực hiện tương ứng với số tiền; tiêu chuẩn mức lương chấp nhận và yêu cầu đặt ra cho mức lương đó của nhà tuyển dụng.

- Phẩm chất về sức khỏe thể lực, thần kinh tâm lý: Khi nói về phẩm chất nghề nghiệp rất quý của người lao động Việt Nam này người ta thường nhắc đến sự cần cù, thông minh, sáng tạo và linh hoạt, cũng như sức trẻ của lực lượng lao động do nước ta đang ở trong giai đoạn có cơ cấu dân số vàng (tỷ lệ lao động trẻ rất cao, chiếm khoảng 45%).

Tuy nhiên, trong nền sản xuất hiện đại, vấn đề sức khỏe thể lực và thần kinh tâm lý của người lao động là rất quan trọng. Nội dung của phẩm chất này thể hiện ở các thông số nhân trắc con người (chiều cao, cân nặng…), các chỉ số về sức khỏe thể lực, nhất là sự dẻo dai và thần kinh, tâm lý…Các chỉ số nói trên của người lao động càng tiếp cận các tiêu chuẩn quy định thì phẩm chất này của người lao động càng được cải thiện.

Nhìn chung, thể lực của lao động nước ta trong những năm vừa qua đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp so với các nước theo các chỉ số về nhân trắc (thấp, bé, nhẹ cân …) Do đó, rất khó khăn trong sử dụng và vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc trong môi trường không thuận lợi (trên cao, dưới sâu…) với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần

kinh tâm lý lớn…Đây là vấn đề hệ trọng của quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng vào cải thiện nòi giống qua từng thế hệ. Cho nên cần phải kiên trì và lâu dài, phụ thuộc rất nhiều vào mức sống và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng.

- Năng lực thích ứng và năng động: thể hiện ở sự định hướng đúng nghề nghiệp để học lấy một nghề phù hợp với tư chất, sở thích, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của thị trường; ở ý thức và ý chí quyết tâm trong học tập, học tập suốt đời; kỹ năng nắm bắt nhanh nhậy thông tin thị trường; kỹ năng trả lời phỏng vấn, đàm phán, thỏa thuận; khả năng sẵn sàng di chuyển, thay đổi việc làm trên thị trường lao động; khả năng ứng phó với các cú sốc, các rủi ro trong kinh tế thị trường, nhất là do doanh nghiệp phá sản, khủng hoảng kinh tế, cải cách thể chế…dẫn đến bị sa thải, bị thiếu việc làm và thất nghiệp. Trong những năm qua phẩm chất này của lao động Việt nam có xu hướng tốt lên, nhất là ở nhóm lao động trẻ và lao động qua đào tạo, đặc biệt là được đào tạo ở trình độ cao, song nhìn chung vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là rất thụ động và thiên lệch trong định hướng nghề nghiệp; thiếu nhanh nhậy trong nắm bắt và tiếp cận thông tin thị trường; yếu kém về kỹ năng phỏng vấn, đàm phán và thỏa thuận; tính năng động, cơ động trong di chuyển và thay đổi việc làm không cao; khá thụ động trong ứng phó với các rủi ro xẩy ra…

- Văn hóa nghề nghiệp của người lao động bao gồm thái độ, suy nghĩ, cách thức hành vi của người lao động hướng tới những giá trị nhân bản (về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, về thái độ, tác phong trong lao động, về ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật lao động…) trong hoạt động nghề nghiệp và không ngừng được hoàn thiện những giá trị, chuẩn mực này để điều chỉnh hành vi của người lao động trong thực hiện công việc, hay một nghề nhất định, trở thành trách nhiệm và ý thức tự giác, thường nhật của người lao động, hay trở thành nét văn hoá nghề nghiệp kết tinh trong con người

- Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền sản xuất công nghiệp hiện đại, lao động nước ta cũng bộc lộ những nhược điểm rất cơ bản. Từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang nền sản xuất hàng

thói quen của nền sản xuất tiểu nông manh mún, thiếu tính toán hiệu quả kinh tế, lãng phí …; tác phong công nghiệp chưa trở thành phổ biến, nên tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu…; khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong mội trường đa văn hóa, đa sắc tộc… còn rất hạn chế, đặc biệt là những rào cản về văn hóa, về ngôn ngữ khi có yếu tố lao động nước ngoài hoặc làm việc ở nước ngoài. Có thể nói, văn hóa nghề nghiệp của người lao động nước ta trong một nền công nghiệp hiện đại chưa hình thành. Do đó phẩm chất nghề nghiệp này của người lao động còn yếu, cần phải mất nhiều thời gian và kiên trì mới có thể xây dựng được.

Chương 2

Thực trạng công tác lao động tiền lương tại công ty CP Đầu tư và Xây lắp Thương Mại – ICC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại ICC hải phòng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)