Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thẩm định dự án đầu tư tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam (Trang 72)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011- 2015

Khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống tài chính nói chung và của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam nói riêng từ năm 2009. Tuy nhiên, trước những khó khăn thách thức Công ty đã nỗ lực không ngừng và dần chuyển đổi dần mô hình hoạt động để nâng cao cạnh tranh với các công ty tài chính cũng như các ngân hàng thương mại trong nước. Được sự trợ giúp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và nhà cổ đông chiến lược: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Công ty đã vạch ra những mục tiêu cụ thể để khắc phục khó khăn và phát triển hơn nữa trong những năm sắp tới. Chiến lược kinh doanh cụ thể của Công ty trong giai đoạn 2011-2015 [8] được đề ra như sau:

-Về công tác huy động vốn: Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định

và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn trung – dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, tận dụng và phát triển nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược, từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

- Về hoạt động đầu tư tài chính: Phát huy lợi thế và năng lực tiếp tục đẩy mạnh lĩnh

vực đầu tư tài chính, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với nỗ lực đem lại hiệu quả và bền vững. Công ty sẽ phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, triển khai và tìm kiếm thêm vốn ủy thác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực dệt may, dầu khí, năng lượng, viễn thông, khoáng sản, dược phẩm, du lịch và tham gia các ngành khác đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

- Cơ cấu vốn dự kiến: công ty xây dựng lộ trình giảm dần phần vốn Nhà nước phù

Bảng 3.1. Bảng dự kiến lộ trình vốn điều lệ Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn điều lệ 500.000 500.000 600.000 700.000 1.000.000 1. Vốn Nhà nước (%) 64,1 64,1 60 55 51 2. Vốn cổ đông khác (%) 35,9 35,9 40 45 49

(Nguồn: Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015) - Chiến lược về tổ chức và mạng lưới hoạt động:

+ Về mô hình tổ chức: Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam là đơn vị thành viên, một định chế tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thực hiện ủy quyền của Tập đoàn về đầu tư tài chính và quản trị vốn đầu tư.

+ Về mạng lưới hoạt động: Công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại các khu vực, các trung tâm kinh tế, các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Dự kiến năm 2012, Công ty sẽ mở thêm Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng, năm 2014 tiếp tục mở thêm Chi nhánh tại Cần Thơ và thành lập một số phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn..

+ Đến năm 2015, sau khi Công ty tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán..

- Thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Công ty Tài chính Cổ phần

Dệt May Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của Tập đoàn, thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn ủy quyền như phát hành trái phiếu Dệt May trong và ngoài nước, quản lý và vận hành hiệu quả các nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn, quản lý dự án…Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ cán bộ công nhân viên trong ngành Dệt May.

- Chiến lược về phát triển công nghệ thông tin: Công ty hiện đang đầu tư lắp đặt hệ

thống phần mềm nghiệp vụ tài chính hiện đại, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tất cả các nghiệp vụ cũng như sự đồng bộ trong quản lý, thống nhất trong hoạt động của toàn Công ty, liên kết chặt chẽ giữa Công ty và các Chi nhánh. Trong thời gian tới, hệ thống này sẽ đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần hỗ trợ các cán bộ trong nghiệp vụ, giảm thời gian giải quyết sự vụ và nâng cao năng suất lao động của toàn Công ty.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Hoạt động tài chính là hoạt động

chứa đựng nhiều rủi ro và yêu cầu hệ thống kiểm soát sau thật hoàn chỉnh để hạn chế nhất những rủi ro khách quan cũng như rủi ro chủ quan. Vì vậy, trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, Công ty xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát rủi ro, hệ thống này bao gồm: bộ phận kiểm tra kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại trụ sở chính và tại các chi nhánh.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

Cũng như bất cứ tổ chức tín dụng nào, hoạt động tín dụng được coi là nòng cốt, là xương sống trong chiến lược phát triển kinh doanh tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh doanh 5 năm, giai đoạn 2011-2015, Công ty đã đề ra chiến lược phát triển hoạt động tín dụng như sau: [8]

- Về cho vay ngắn hạn: Công ty tiếp tục là kênh dẫn vốn hàng đầu cho các doanh

nghiệp trong Tập đoàn Dệt May và trong ngành Dệt May. Bên cạnh việc chiếm lĩnh thị trường trong ngành, Công ty sẽ mở rộng hoạt động ra các doanh nghiệp ngoài ngành có tiềm năng.

- Về cho vay trung – dài hạn: Công ty tập trung tìm kiếm các dự án dầu tư mở rộng

quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành Dệt May đồng thời tìm kiếm các dự án có hiệu quả ngoài ngành để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn.

- Về cho vay tiêu dùng cá nhân: Tận dụng lợi thế sẵn có về số lượng lao động của

dạng như: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, xe máy…Đồng thời kết hợp với nhà đầu tư chiến lược Maritime bank nhằm tận dụng mạng lưới và tiềm lực về nguồn vốn để phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.

- Cho vay theo ủy thác: Tận dụng nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn Dệt May, bên

cạnh đó tìm kiếm các nguồn vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa loại hình tín dụng cũng như gia tăng phí dịch vụ.

- Cho vay ngoại tệ: tím kiếm và mở rộng hoạt động cho vay ngoại tệ để đáp ứng

nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ cho các đơn vị trong và ngoài ngành.

- Chiến lược khách hàng: Bên cạnh việc duy trì và giữ vững các khách hàng truyền

thống là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May, các đơn vị liên kết với Tập đoàn, cán bộ công nhân viên của Tập đoàn, Công ty sẽ hướng tới tìm kiếm, phát triển các khách hàng là các Tổng công ty, các đơn vị ngoài Tập đoàn, các tổ chức tài chính, tín dụng mới trên thị trường. Ngoài ra, sau khi cổ phần hóa, Công ty có thể khai thác thêm các khách hàng là khách hàng cá nhân đã có mối quan hệ hoặc đã giao dịch tại Maritime bank.

- Chiến lược quản lý rủi ro: Đối mặt với rất nhiều rủi ro về lãi suất, tín dụng, đầu tư,

ngoại hối, pháp luật…Công ty đang xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro thông qua các công cụ sau:

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình theo quy định cùa pháp luật và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty

+ Tiến hành phân cấp, phân quyền quản lý và chịu trách nhiệm trong toàn hệ thống.

+ Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý nhân sự.

+ Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ và đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ.

+ Mua bảo hiểm cho tài sản của Công ty, các tài sản liên quan đến hoạt động tín dụng và đầu tư mà Công ty có vốn tham gia.

+ Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ công tác quản trị rủi ro.

Trên đây là một số định hướng phát triển kinh doanh nói chung và phát triển hoạt động tín dụng nói riêng tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Đối với cho vay theo dự án đầu tư – loại hình cho vay thời gian dài và rủi ro cao hơn, trong thời gian tới Công ty sẽ tích cực tìm kiếm các dự án mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao để tập trung nguồn đầu tư. Để loại hình tín dụng này đem lại chất lượng cao và phòng ngừa rủi ro, thiết nghĩ Công ty cần có một số giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm đã có và hạn chế nhỏ nhất những nhược điểm tồn tại. Trên cơ sở đó xin kiến nghị một vài giải pháp dưới đây với hi vọng sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn công tác thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Công ty

3.2.1. Chú trọng chuyên môn hóa công tác thẩm định dự án

Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam thành lập đã gần mười lăm năm nhưng hoạt động cũng như kinh nghiệm còn hạn chế. Các phòng ban và nhiệm vụ của các phòng ban còn chưa phân định rõ ràng. Hoạt động thẩm định dự án vẫn được tiến hành cộng gộp vào hoạt động của phòng tín dụng, cán bộ thẩm định cũng đồng thời là cán bộ tín dụng. Điều này làm giảm hiệu quả của công tác thẩm định dự án. Giải pháp đặt ra cho Công ty là việc thành lập một phòng thẩm định riêng, chuyên làm nhiệm vụ thẩm định dự án, tách hẳn với phòng tín dụng. Bên cạnh đó, Công ty cần tuyển chọn và đào tạo cán bộ giỏi chuyên môn bằng các cách sau:

- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên. Tuyển dụng nhân viên mới vào làm công tác tín dụng (thẩm định) phải là người có trình độ chuyên môn, nhanh nhẹn, có khả năng quan sát và phân tích tốt . Công tác tổ chức thi tuyển phải công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng để có thể lựa chọn được những

người phù hợp nhất. Việc kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người được dự tuyển phải do các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm, thâm niên công tác trực tiếp tiến hành. Những người vượt qua được kỳ thi tuyển phải qua thời gian thử việc thích hợp để đánh giá khả năng thực sự.

-Tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo hoặc tại các tổ chức tín dụng lớn. Cán bộ thẩm định cần được cập nhật các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương, chiến lược phát triển ngành, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cũng như những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực liên quan. Cuối mỗi khóa học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả cán bộ đã tham gia học tập để tổng kết hiệu quả, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ khác

- Công ty phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức mỗi cán bộ thẩm định, khen thưởng xứng đáng với một dự án phức tạp được thẩm định tốt, hoạt động hiệu quả, đồng thời phải có mức phạt thích đáng trong các trường hợp vi phạm nguyên tắc tín dụng, móc ngoặc với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

3.2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định

Công ty nên tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những phương pháp thẩm định hiệu quả và nhiều ưu thế của các tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn trong và ngoài nước. Để từ đó tìm ra những phương pháp thẩm định phù hợp nhất áp dụng trong hoạt động của mình. Ngoài ra, một số giải pháp sau về nội dung thẩm định tài chính dự án nên được Công ty xem xét sửa đổi:

- Thẩm định một cách kỹ lưỡng vốn đầu tư

Đây là vấn đề mà Công ty thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải thẩm định chính xác vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng chủ đầu tư có thể tính toán mức vốn quá cao để tranh thủ vốn, gây lãng phí, ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả đầu tư; hay chủ đầu tư lập dự án tính mức vốn quá thấp để tăng hiệu quả đầu tư giả tạo dẫn đến quyết định đầu tư sai lệch. Việc

xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.

Muốn vậy, các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của nhà nước hay nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu tư, trong một số trường hợp có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết.

Đối với các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính các chi phí liên quan còn phải tính đến các yếu tố lạm phát, tỷ giá (nếu dự án mua máy móc từ nước ngoài) được áp dụng của dự án. Đã có không ít những dự án gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do giá vật liệu tăng mà trước đó khi thẩm định không được tính toán đến. Việc xác định, đánh giá và tính toán trước những yếu tố trên sẽ giúp chủ đầu tư có thể phản ứng nhanh hơn trước những biến đổi bất lợi của thị trường.

- Thẩm định và tính toán doanh thu, chi phí của dự án

Để thẩm định về doanh thu và chi phí chính xác cần phải có kết quả ở khâu thẩm định thị trường tốt, phải xem xét đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án cùng với việc dự toán doanh thu và chi phí trong tương lai. Ngoài ra, như đã nói ở trên, mỗi dự án được xem như một công ty nhỏ, có doanh thu và chi phí riêng tách biệt với doanh thu của toàn công ty đó và nó được đóng góp vào doanh thu tổng của toàn công ty. Vì vậy, khi xem xét, thẩm định dự án rất cần thiết tách bạch riêng doanh thu, chi phí của dự án với phần còn lại của chủ đầu tư để đánh giá xem liệu doanh thu sinh ra từ dự án có đủ trang trải cho các chi phí từ dự án đó không. Chỉ có như vậy ta mới tính được dòng tiền và hiệu qu ả của dự án một cách chính xác.

- Xác định và tính toán lãi suất chiết khấu phù hợp với từng dự án.

Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp với từng dự án là điều rất quan trọng khi tính toán hiệu quả dự án.

- Nếu dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn vay thì:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thẩm định dự án đầu tư tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)