CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Công ty
3.2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định
Công ty nên tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những phương pháp thẩm định hiệu quả và nhiều ưu thế của các tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn trong và ngoài nước. Để từ đó tìm ra những phương pháp thẩm định phù hợp nhất áp dụng trong hoạt động của mình. Ngoài ra, một số giải pháp sau về nội dung thẩm định tài chính dự án nên được Công ty xem xét sửa đổi:
- Thẩm định một cách kỹ lưỡng vốn đầu tư
Đây là vấn đề mà Công ty thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải thẩm định chính xác vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng chủ đầu tư có thể tính toán mức vốn quá cao để tranh thủ vốn, gây lãng phí, ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả đầu tư; hay chủ đầu tư lập dự án tính mức vốn quá thấp để tăng hiệu quả đầu tư giả tạo dẫn đến quyết định đầu tư sai lệch. Việc
xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Muốn vậy, các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của nhà nước hay nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu tư, trong một số trường hợp có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết.
Đối với các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính các chi phí liên quan còn phải tính đến các yếu tố lạm phát, tỷ giá (nếu dự án mua máy móc từ nước ngoài) được áp dụng của dự án. Đã có không ít những dự án gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do giá vật liệu tăng mà trước đó khi thẩm định không được tính toán đến. Việc xác định, đánh giá và tính toán trước những yếu tố trên sẽ giúp chủ đầu tư có thể phản ứng nhanh hơn trước những biến đổi bất lợi của thị trường.
- Thẩm định và tính toán doanh thu, chi phí của dự án
Để thẩm định về doanh thu và chi phí chính xác cần phải có kết quả ở khâu thẩm định thị trường tốt, phải xem xét đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án cùng với việc dự toán doanh thu và chi phí trong tương lai. Ngoài ra, như đã nói ở trên, mỗi dự án được xem như một công ty nhỏ, có doanh thu và chi phí riêng tách biệt với doanh thu của toàn công ty đó và nó được đóng góp vào doanh thu tổng của toàn công ty. Vì vậy, khi xem xét, thẩm định dự án rất cần thiết tách bạch riêng doanh thu, chi phí của dự án với phần còn lại của chủ đầu tư để đánh giá xem liệu doanh thu sinh ra từ dự án có đủ trang trải cho các chi phí từ dự án đó không. Chỉ có như vậy ta mới tính được dòng tiền và hiệu qu ả của dự án một cách chính xác.
- Xác định và tính toán lãi suất chiết khấu phù hợp với từng dự án.
Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp với từng dự án là điều rất quan trọng khi tính toán hiệu quả dự án.
- Nếu dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn vay thì:
Lãi suất chiết khấu = Lãi suất vay * (1 - thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Nếu dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ đầu tư thì:
Lãi suất chiết khấu= Chi phí vốn chủ sở hữu
- Nếu dự án được tài trợ bằng cả vốn vay và chủ vốn sở thì
Lãi suất chiết khấu = WACC=Chi phí bình quân gia quyền của vốn
Trên thực tế, các dự án vay vốn tín dụng đều được tài trợ bằng cả 2 nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay với một tỷ lệ thích hợp. Vì vậy, lãi suất chiết khấu dùng tính toán cho dự án phải là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn (WACC) như đã nêu công thức ở trên.