CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Dệt May vẫn đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại doanh thu lớn cho chúng ta. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường Dệt May thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, do thiếu nhân công có tay nghề và chuyên môn, do
thiếu các máy móc hiện đại…và đặc biệt là thiếu vốn đầu tư. Với sứ mệnh là tổ chức cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May, xin có một vài kiến nghị với Tập đoàn Dệt May Việt Nam để Tập đoàn có những chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho Công ty Tài chính được phát triển hơn nữa:
- Tập đoàn xem xét, lựa chọn các dự án đầu tư khả thi của các công ty thành viên và các công ty liên kết với Tập đoàn để Công ty Tài chính được tiếp cận, thẩm định và cung ứng vốn. Các dự án đã được qua xét duyệt của Tập đoàn giúp Công ty Tài chính giảm bớt được thời gian thẩm định và xem xét, giúp hạn chế rủi ro cho Công ty Tài chính.
- Đối với các dự án hiệu quả cao nhưng yêu cầu vốn đầu tư lớn hơn mức có thể tham gia vốn của Công ty Tài chính thi Tập đoàn Dệt May có thể ủy thác nguồn vốn của mình qua Công ty Tài chính để đầu tư cho dự án đó. Với nguồn vốn ủy thác từ Tập đoàn cùng với vốn của mình, Công ty có thể đầu tư cho các dự án hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận cho khách hàng và cũng là cho chính Công ty.
- Tập đoàn là kênh thông tin nhanh, chính xác và rất hiệu quả về các khách hàng cũng như các dự án đến với Công ty Tài chính. Vì vậy, Tập đoàn có thể thường xuyên cung cấp các thông tin về khách hàng và về các dự án đầu tư của ngành Dệt May cho Công ty Tài chính qua công văn, qua các buổi gặp gỡ hay qua một trang thông tin dành riêng cho Công ty.