kiểu bẫy
Ở bể Nam Côn Sơn tồn tại 4 dạng play hydrocarbon: đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam, trầm tích cát kết tuổi Oligocen, trầm tích cát kết tuổi Miocen, thành tạo carbonat tuổi Miocen.
7.1. Play hydrocarbon đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam (play 1) trước Đệ Tam (play 1)
Tương tự như ở các mỏ Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông, Rồng, Hồng Ngọc của bể Cửu Long, Play này đã được xác minh chứa dầu ở mỏ Đại Hùng (Hình 10.25). Thành phần đá chủ yếu là granit, granodiorit, có độ rỗng nứt nẻ, hang hốc trung bình 2 - 5%.
Đá mẹ cung cấp hydrocarbon cho play
dần của HC no theo chiều sâu ở mỏ Đại Hùng (Bảng 10.4) thể hiện quá trình dịch chuyển và nạp dầu khí vào bẫy theo phương chéo ngang từ đá mẹ nằm sâu hơn.
Hydrocarbon sinh ra từ đá mẹ tuổi Oligocen bắt đầu di cư cách đây 18,2 triệu năm, còn từ đá mẹ tuổi Miocen sớm 2,8 triệu năm.
Như vậy, các kiểu bẫy có thời gian thành tạo và được hoàn thiện trước Miocen giữa
đều có khả năng đón nhận sản phẩm dầu khí. Đặc biệt các bẫy cấu tạo và hỗn hợp phát triển kế thừa trên các khối móng cao. Song, do hoạt động kiến tạo ở bể Nam Côn Sơn xảy ra rất mạnh kể từ Oligocen cho đến cuối Pliocen sớm với nhiều pha khác nhau, nên nhiều tích tụ dầu khí đã không được bảo tồn. Dầu khí đã bị di thoát ra khỏi bẫy và dịch chuyển tiếp. Dấu vết dầu nặng gặp trong đá móng nứt nẻ ở một số giếng
này chủ yếu là sét và sét than Oligocen phân bố ở các đới trũng sâu
Bẫy chứa chính là khối đứt gãy, tầng chắn là tập sét phủ trực tiếp lên bề mặt móng. Đôi chỗ mặt trượt của đứt gãy cũng giữ vai trò chắn quan trọng. Cho đến nay phạm vi phân bố của play này mới phát hiện được trên đới nâng Mãng Cầu của bể (Hình 10.26).
7.2. Play hydrocarbon cát kết tuổi Oligocen (play 2) Oligocen (play 2)
Trầm tích cát kết tuổi Oligocen chứa dầu khí đã được phát hiện ở một số giếng khoan ở phần Đông bể Nam Côn Sơn với chiều sâu trên 3.500m. Cát kết được lắng đọng trong môi trường bồi tích, sông ngòi, tam giác châu đến biển ven bờ. Trầm tích biến tướng mạnh, nên phạm vi phân bố của play này bị hạn chế và độ liên thông phức tạp. Độ rỗng và độ thấm giảm nhanh theo chiều sâu, tuy nhiên ở những đới có dị thường áp suất cao ở phần trên lát cắt thì vẫn tồn tại các vỉa chứa dầu khí, thậm chí
đến 4.600m (cấu tạo Thanh Long).
Đá mẹ của play cát kết Oligocen là các tập sét và sét than cùng tuổi. Kiểu bẫy chủ yếu là bẫy cấu tạo - địa tầng nằm kế thừa và kề các khối nhô của móng (Hình 10.4). Màn chắn là các tập sét, bột xen kẽ trong tầng. Play này phân bố tập trung ở các địa hào, đặc biệt ở trũng phía Đông của bể (Hình 10.27).
7.3. Play hydrocarbon cát kết tuổi Miocen (play 3) (play 3)
Play cát kết chứa dầu khí tuổi Miocen phân bố rộng khắp trong phạm vi của bể, gồm nhiều tập vỉa mỏng từ vài mét đến 20- 25m ở độ sâu 1.800-3.500m. Cát kết được thành tạo trong môi trường cửa sông, đầm lầy ven biển, biển nông đến biển thềm ngoài. Play này đã được chứng minh và giữ vai trò quan trọng trong trữ lượng dầu khí của các mỏ Đại Hùng, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Hải Thạch và các phát hiện như Thanh Long, 12-C, Kim Cương Tây, Mộc Tinh, Gấu Ông, Đại Bàng.
Đá mẹ của play này là sét, sét than và sét vôi Oligocen và Miocen dưới. Kiểu bẫy rất phong phú: bẫy cấu tạo gồm vòm, vòm đứt gãy, khối đứt gãy, hình hoa, nếp lồi cuốn, bẫy hỗn hợp cấu tạo - địa tầng (doi cát, thấu kính cát, turbidit Hình 10.28). Tầng chắn là các tập sét bột xen kẽ trong trầm tích Miocen và tập sét phân bố khá rộng tuổi Pliocen sớm. Phạm vi phân bố của play này tương đối phổ biến trong diện
tích của bể và là hydrocarbon quan trọng ở các mỏ hiện nay (Đại Hùng, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Hải Thạch, Hình 10.29).
7.4. Play hydrocarbon carbonat tuổi Miocen (play 4) Miocen (play 4)
Thành tạo carbonat bao gồm cả dạng nền (platform) và ám tiêu (reef) phân bố chủ yếu ở diện tích phía Đông của bể, hình thành trong môi trường biển nông và thềm
nông. Đá mẹ cho play này là các tập sét, sét than và sét vôi tuổi Oligocen và Miocen sớm. Các khối xây ám tiêu của play này là các tích tụ dầu khí quan trọng của các mỏ Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ và các phát hiện như Thanh Long, 04-A, Đại Bàng, Bạc (Hình 10.30) Bẫy ám tiêu san hô nằm ở độ sâu từ 1.000 -1.800m, có độ rỗng rất cao 36-39% và độ thấm tới hàng nghìn mD. Còn bẫy kiểu nền carbonat cho đến nay vẫn chưa có phát hiện dầu khí nào đáng kể. Tầng chắn chính ở đây là tập sét biển Pliocen sớm phân bố rộng với chiều dày tới 30-40m. Play này phân bố tập trung ở các đới nâng của trũng phía Đông bể (Hình 10.31).