Granit biotit, thành chủ yếu là plagioclas (pl), orthoclas (Or), biotit (Bi) và thạch anh 1 Nicol, phóng đại 70x;

Một phần của tài liệu Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 10 doc (Trang 30 - 35)

70x;

b. Ryolit porphyrit (lô 12W) với cấu trúc porphyr gồm ban tinh plagioclas (Pl), orthoclas (Or). Nền với kiến

trúc felsit gồm ban tinh thạch anh, feldspar. Đá bị nứt nẻ, chuyển dịch các nứt nẻ được lấp đầy bởi thạch anh (Q), clorit (Ch), calcit (Ca). 2 Nicol, phóng đại 70x

Hình 10.20. Ảnh mẫu lát mỏng đá móng trước Kainozoi

Đá chứa Miocen và Miocen muộn - Pliocen

Trầm tích Miocen dưới của bể Nam Côn Sơn được thành tạo chủ yếu trong điều kiện delta và biển ven bờ (phần Tây, Tây Nam), biển nông, thềm nông (phần lô 12, 05, 04)

và thềm sâu (outer-sublitoral) phần Trung tâm và Đông, Đông Bắc. Đá chứa gồm cát kết thạch anh, cát kết đa khoáng, màu xám sáng có xen kẽ bột và sét kết (Hình 10.22). Cát kết có độ lựa chọn tốt. Xi măng giàu carbonat bị biến đổi thứ sinh ở mức

Andesit (lô 12W) xen trong trầm tích Oligocen. Đá gồm ban tinh plagioclas (Pl), với nền vi tinh plagioclas, pyroxen bị clorit hóa mạnh (Ch), đôi khi bị epidot hóa (E). 1 Nicol, phóng đại 70x

Hình 10.21. Ảnh mẫu lát mỏng đá trầm tích Oligocen

Trầm tích Miocen sớm lô 05-2. Cát kết hạt mịn, độ rỗng (màu xanh). Đá chứa sản phẩm tốt. 1 Nicol, phóng đại 70x

trung bình. Độ rỗng thứ sinh phát triển do carbonat tái kết tinh. Kiểu tiếp xúc nguyên sinh giữa các hạt chỉ đạt 30 - 40%, nhường chỗ cho kiểu tiếp xúc thứ sinh (35 - 55%). Hệ số chặt sít giảm xuống còn 0,50 - 0,75, chủ yếu là khe hổng giữa các hạt. Ở phần Tây - Tây Nam các vỉa cát kết đã được phát hiện có bề dày dao động từ 8 - 50m, phổ biến 30m, độ rỗng từ 18-25% chiếm khoảng 60% toàn bộ lát cắt Miocen dưới (theo bề dày). Ở khu vực các giếng khoan lô 12, các vỉa cát có bề dày thay đổi từ 2 - 70m, thường gặp từ 10 - 15m, độ rỗng thay đổi từ 14 - 24% chiếm khoảng 40% chiều dày lát cắt. Ở khu vực các giếng khoan lô 05, 04 các vỉa cát có độ dày biến đổi từ 7- 8m, với độ rỗng thay đổi từ 16-19% chiếm khoảng 40% chiều dày lát cắt.

Trầm tích Miocen giữa được thành tạo chủ yếu trong điều kiện thềm nông, riêng phía Tây, Tây Nam gặp trầm tích sườn delta. Nét nổi bật là trầm tích Miocen giữa có bề dày mỏng từ 300-500m phổ biến trong toàn vùng. Ở lô 04, 05 và 12 phổ biến cát kết thạch anh, mảnh vụn calcit có độ chọn lọc tốt ở khu vực các giếng khoan Dừa, Đại Hùng và 04B-1X. Ở lô 28, 29 trong khoảng

độ sâu 1.100-1.350m có các lớp cát kết dày, hạt trung đến thô, xi măng giàu carbonat bị tái kết tinh mạnh (Hình 10.23).

Tương tự trầm tích Miocen dưới, trầm tích Miocen giữa cũng biến đổi ở mức trung bình. Cát bột kết gắn kết bởi xi măng sét và calcit tái kết tinh. Kiểu tiếp xúc thứ sinh từ 35-45%, hệ số chặt sít dao động từ 0,5-0,75. Độ rỗng thứ sinh phát triển do carbonat tái kết tinh.

Ở khu vực Tây, Tây Nam các vỉa cát có bề dày thay đổi từ 8 - 50m, thường gặp 30m, chiếm khoảng 60% chiều dày lát cắt có độ rỗng thay đổi từ 18-25%, độ thấm từ 15-130mD.

Ở khu vực lô 06, 05, 04-3, cát có độ dày biến đổi từ 2 - 20m, thường gặp 10m, độ rỗng thay đổi từ 16-20%, độ thấm từ 8- 15mD chiếm khoảng 38% độ dày lát cắt.

Trầm tích Miocen trên được thành tạo chủ yếu trong điều kiện biển nông trong - ngoài, trừ phần Tây, Tây Nam vẫn còn tiếp tục phát triển trầm tích ven bờ, sườn delta, bề dày dao động từ vài chục mét ở khu vực giếng khoan 04A-1X đến trên dưới 300m ở giếng khoan Dừa-1X và trên 500m ở phần Trung tâm bể. Nói chung cát, bột

Đá vôi sinh vật (trong trầm tích carbonat khối xây), đá có độ rỗng tốt (màu xanh): dạng khe nứt (a), dạng khe nứt liên thông với hang hốc (b), đều có khả năng chứa sản phẩm tốt. 1 nicol, phóng đại 70x

Hình 10.23. Ảnh mẫu lát mỏng đá trầm tích carbonat Miocen giữa

đã gắn kết khá rắn chắc hoặc trung bình. Thành phần các mảnh vụn chiếm ưu thế là các mảnh vụn dolomit. Trầm tích Miocen trên nói chung nằm trong giai đoạn tạo đá (diagen) sớm. Các mảnh vụn biotit bị bạc màu, thuỷ hoá và clorit hoá. Các mảnh vụn thạch anh bị gặm mòn, fenspat bị calcit hoá, sét hoá, xuất hiện xi măng calcit tái kết tinh (Hình 10.24). Do quá trình biến chất, giữa các mảnh vụn, nếu như ở trầm tích Pliocen tiếp xúc nguyên sinh 100% thì

ở Miocen trên đã xuất hiện kiểu tiếp xúc thứ sinh (<35%). Hệ số chặt sít < 0,5. Ở khu vực các giếng khoan lô 12 phát hiện các vỉa cát dày từ 5-7m, thường gặp 30m, độ rỗng đạt tới 18-24%, chiếm khoảng 60% chiều dày lát cắt. Ở khu vực các giếng khoan lô 04 và ĐH phát hiện các vỉa cát kết, chiều dày từ 3-5m, nhưng thường gặp từ 5 - 10m, độ rỗng đạt tới 13-24%, chiếm khoảng 60% chiều dày lát cắt. Ở diện tích các lô 05-2, 05-3 và 06 bằng tài liệu địa chấn đã phát

a. Trầm tích Miocen (lô 11-2). Cát kết hạt mịn, chứa Foraminifera có độ rỗng tốt (màu xanh). Môi trường

lắng đọng ven bờ (brackisk littoral zone). 1 nicol, phóng đại 70x

b. Trầm tích Miocen (lô 12W). Cát kết hạt mịn môi trường thềm delta chứa nhiều glauconit (Gl) có độ

rỗng (màu xanh), khả năng chứa sản phẩm tốt. 1 nicol, phóng đại 70x

Hình 10.24. Ảnh mẫu lát mỏng đá cát kết Miocen trên

(a) (b)

hiện các turbidit của các dòng chảy cổ, có khả năng là đá chứa tốt tuổi Miocen muộn - Pliocen sớm.

Đá chứa carbonat

Đá chứa carbonat ở bể Nam Côn Sơn được phân bố chủ yếu ở phía Đông bể trong các trầm tích Miocen giữa (hệ tầng Thông- Mãng Cầu) và Miocen trên (hệ tầng Nam Côn Sơn). Đá chứa carbonat Miocen giữa phát triển khá rộng rãi trong phạm vi các lô 04, 05, 06,... phía Đông của bể. Tại các giếng khoan Dừa, Lan Tây, Lan Đỏ, Đại Hùng, 04B-1X gặp đá vôi sinh vật đồng nhất, dạng khối, màu trắng sữa, độ rỗng khoảng 20-38%. Kiểu độ rỗng chủ yếu là độ rỗng giữa hạt do quá trình dolomit hoá và độ rỗng hang hốc do hoà tan, rửa lũa các khoáng vật carbonat. Tập đá vôi tại giếng khoan 12B-1X dày tới 228m, độ rỗng đạt tới 27% chiếm 55% chiều dày lát cắt Miocen trên

6.3. Đặc điểm đá chắn

Ở bể Nam Côn Sơn tồn tại các tầng đá chắn địa phương và tầng đá chắn có tính khu vực.

Đá chắn địa phương là các tập trầm tích hạt mịn bao gồm sét, bột, sét than và sét vôi của trầm tích Oligocen và Miocen nằm xen kẽ với các tập hạt thô. Chiều dày của các tập đá chắn địa phương thay đổi từ vài

mét đến vài chục mét, chủ yếu phân bố trong các địa hào và bán địa hào, đặc biệt ở trũng phía Đông của bể, chúng được thành tạo trong môi trường đầm lầy, vũng vịnh và biển nông. Thành phần thạch học của sét có hàm lượng kaolinit từ 60-70% và ilit từ 30-40%, phản ánh chất lượng chắn từ trung bình đến tốt.

Đá chắn có tính khu vực là trầm tích hạt mịn tuổi Pliocen sớm có bề dày từ vài chục đến hàng trăm mét, được thành tạo trong môi trường biển, phân bố rộng khắp trong phạm vi của bể.

Ngoài các tầng đá chắn đã nêu ở trên, còn có màn chắn kiến tạo. Vai trò của các mặt trượt đứt gãy trong khả năng chắn cũng đã có một vị trí quan trọng đối với các mỏ (Đại Hùng, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây).

6.4. Dịch chuyển và nạp bẫy

Kết quả phân tích địa hoá cho thấy đá mẹ Miocen có hàm lượng vật chất hữu cơ không cao, hầu hết đang ở trạng thái chưa trưởng thành nên khả năng sinh hydrocarbon hạn chế, vì vậy sản phẩm dầu khí có mặt trong lát cắt Miocen - Pliocen dưới chủ yếu được di cư từ đá mẹ nằm ở độ sâu lớn hơn. Kết quả phân tích dầu thô trong Oligocen ở mỏ Đại Hùng cho thấy HC no chiếm một tỷ lệ lớn (từ 80 - 90%), chứng tỏ dầu ở đây không phải tại sinh mà là di cư tới. Sự tăng

Vỉa Độ sâu Địa tầng HC no HC thơm và HPN

11 2025 - 2068 N11 71,79 28,21

9 2168 - 2226 N11 86,43 13,57

5 2333 - 2338 N11 83,88 16,12

2 3017 - 3129 E3 88,21 11,79

khoan (lô 10, 12, 28 và 29) đã minh chứng cho nhận xét đó.

Một phần của tài liệu Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 10 doc (Trang 30 - 35)