CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Tình hình chi đầu tưXDCB bằng vốn ngân sách tỉnh tại Nghệ An giai đoạn 2010-
3.2.2 Thực trang chi NSNN cho đầu tưXDCB từ NSNN củatỉnh Nghệ An
Những năm qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2010-2015 trong bối cảnh tình hình đất nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có nhiều thuận lợi cơ bản, đó là: đường lối đổi mới của đảng đã được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đạt những thành tựu quan trọng: Sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ ban nghành Trung ương, tạo điều kiện cho Tỉnh xây dựng, phát triển nhiều mặt và đưa Tỉnh Nghệ An vào vùng kinh tế trọng diểm của miền Trung. Tỉnh có định hướng đúng, huy động được các nguồn lực và động viên sự nổ lực phấn đấu vươn lên của toàn Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh. Những thành tựu, đặc biệt là những kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước được tích lũy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội là cơ sở, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; điểm xuất phát nền kinh tế của Tỉnh
thấp. Là một Tỉnh nằm phía Bắc Trung bộ với khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn ít thuận lợi trong thu hút đầu tư, nên NSNN tăng không nhiều, áp lực chi NSNN của địa phương lại lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển làm cho cấp chính quyền cang phải thận trọng hơn trong quyết định chi NSNN. Trong điều kiện như vậy chi NSNN ở các địa phương phải thắt chặt, tuy nhiên chi NSNN cho đầu tư XDCB là lĩnh vực chi quan trong, biết được tầm quan trọng đó Tỉnh Nghệ An vẫn cố găng duy trì tăng trưởng chi NSNN trong lĩnh vực này cụ thể:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.1: Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2013
Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm NSTW và NSĐP) tăng đều qua các năm, với tốc độ bình quân là 34.25%. Vốn NSNN tập trung đầu tư XDCB trong giai đoạn này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, an ninh quốc phòng, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện đảm bảo an sinh xã hội cho đời sống nhân dân.
2916 3310,4 4471,2 4563,6 1512,693 1692,397 2285,342 1747,904 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2010 2011 2012 2013 T?ng chi NSNN đ?a phương
Chi đ?u tư XDCB trên đ?a bàn T?nh
Bảng 3.3: Tình hình thực chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An Năm Dự toán(tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) % thực hiện/Dự toán)
2010 4352,120 4585,690 105,36%
2011 5216,060 5087,067 97,52%
2012 5997,722 6417,053 106,99%
2013 6075,371 6201,551 102,07%
(Nguồn: Báo cáo thu chi ngân sách của UBND Tỉnh Nghệ An)
Qua nguồn báo cáo mức độ chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng tăng, điều này thể hiện qua mức chi NSNN trên đầu người trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng tăng. Với tốc độ tăng bình quân 21,52%, nếu loại trừ tỷ lệ lạm phát thì rõ ràng trong thời gian qua NSNN tỉnh Nghệ An vẫn chú trọng chi cho đầu tư XDCB đặc biệt cho các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của địa phương.
Trong giai đoạn này, chi NSNN trong đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, cơ sở vật chất được tăng cường, đô thị hóa phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
3.2.2.2. Cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB theo nguồn (Trung ương hay địa phương) của Nghệ An.
Trong cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB thì bao gồm cả nguồn NSĐP và hỗ trỡ từ ngân sách Trung ương, trong điều kiện thu NSNN của tỉnh Nghệ An còn hạn chế, chưa có khả năng tự cân đối thì hộ trỡ của TW sẽ góp phần rất lớn trong việc đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh. Trong giai đoạn này, ngân sách TW hỗ trợ trung bình khoảng 3,5% cho đầu tư XDCB lên đến 5,6% trong tổng chi đầu tư ttrong tổng chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN. Thể hiện qua biểu đồ sau:
0 500 1000 1500 2000 2500 2010 2011 2012 2013 1453.7 1655.2 2157.4 1706.0 59.0 37.2 128.0 41.9 V?n trung u o ng V?n d?a phu o ng
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2013
Tỷ đồng
Trong những năm qua, chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An đã tập trung vào công trình trọng điểm phục vụ cho công nghiệp hóa và phát triển xã hội trong Tỉnh trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: Công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó cũng giành phần góp vốn hợp lý đầu tư vào các công trình công cộng như: giáo dục, y tế, văn hóa, chăm sóc nhân dân, giữ gìn môi trường và các chương trình mục tiêu. Đây là những lĩnh vực đầu tư tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội theo hướng toàn diện và bền vững.
3.2.2.3. Cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo ngành kinh tế. Trong những năm qua 2010-2013 Tỉnh Nghệ An đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp. Do vậy XDCB vào lĩnh vực công chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Năm 2012, tiếp tục triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bố trí tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện, quy hoạch, đô thị mới, khu kinh tế Đông Nam, Hoàng mai, Khu
công nghiệp Đồng hồi, đại lộ Vinh - Của lò. Trong những năm qua đã thực hiện bồi thường giải phóng nặt bằng các dự án được phê duyệt trong các khu công nghiệp. Các công trình hạ tầng tiếp tục triển khai theo kế hoạch như đề án phát triển VLXD không nung đã được UBND Tỉnh phê duyệt, đường nối TX Thái Hòa-cảng Đông Hồi, mở rộng quốc lộ 1A, thủy điện Hủa Na. Đến tháng 5 năm 2012 đã giải quyết xong 47 khu tập thể, đạt 34,06%, đang triển khai 55 khu tập thể chiếm tỷ lệ 39,86%. Chương trình phát triển xi măng với tổng công suất 5,06 triệu tấn/ năm từ 2011 đến 2015 sẽ có 5 nhà máy sản xuất.
Năm 2013 các công trình thủy điện có nhiều khỏi sắc với 04 công trình thủy diện hoàn thành và đưa vào vận hành, tổng công suất 326MW, gồm Nậm Mô, Khe Bố, Hủa Na, công suất 180 MW và Khe Bố công suất 100MW, Tổng mức đầu tư chi cho 02 dự án là 10.029 tỷ đồng (Thủy điện Hủa Na: 7056 tỷ đồng; Thủy điện Khe Bố: 2973 tỷ đồng). Việc hoàn thành đua vào sử dụng các công trình thủy điện hòa vào lưới điện Quốc gia đánh dấu sự đóng góp thiết thực của thủy điện đối với vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 dự án thủy điện, với tổng công suất 1309,9 MW đã có chủ trương đầu tư. Trong đó có 8 dự án đã vận hành phát điện với tộng công suất 668,5 MW, 5 dự án đàn xây dựng, gồm: Sông Quang, Nậm Cắn 2, Ca lô, Nậm Nơn, Chi Khê, 6 dự án khởi công xây dựng.
Vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN còn tập trung vào còn tập tring vào các lĩnh vực nông nghiệp và phất triển nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, đê kê; hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cây trồng, vật nuôi và cây lâm nghiệp... góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và sản xuất ở khu vực nông thôn, cải thiện thu nhập cho người lao động ở nông thôn, tránh tình trạng di cư về thanh phố quá nhiều.. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực này càng giảm (Biểu đồ 3.5) vì theo hướng đổi mới quản lý chhi NSNN thì chi NSNN chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực cơ bản nhất, đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể tham gia được, do vậy thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm đa nâng cao được hiệu quả đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, hơn nữa nó tiết kiệm được vốn NSNN cho đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác.
Bảng 3.4 Tình hình chi NSNN cho đầu tư XDCB theo ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012 2013
Công nghiệp (đầu tư hạ tầng trong các KCN, Khu kinh tế...)
260,18 310,22 455,01 355
Nông nghiệp (Thủy lợi, đê, kề...) 276,82 296,34 370,45 295,75
Giao thông 251,11 274,51 355,37 257,82
Văn hóa - du lịch 105,89 86,31 119,25 120,9
Giáo dục 243,54 256,74 360,4 246,1
Khoa học công nghệ 9,83 10,32 10,28 7,34
Nhà ở (khu dân cư, tái định cư) 23,45 34,19 45,02 25,52
Phát thanh truyền hình 31,77 38,93 22,17 21,15
Y tế 95,6 106,11 142,15 102,78
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng
197,86 244,04 382,34 304,83
Khác 16,6 34,69 22,85 10,66
Tổng 1.512,69 1.692,40 2.285,34 1.747,90
Nguồn: tác giả sưu tầm
Bảng số liệu trên (bảng 3.4) cho chúng ta thấy rõ: bên cạnh chi đầu tư XDCB cho
công nghiệp, nông nghiệp, tỉnh Nghệ An còn tập trung vốn NSNN đầu tư XDCB có ngành
giáo dục. Do đó, các điều kiện dạy và học như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, sách giáo khoa được bổ sung đầy đủ, đội ngũ giáo viên được cũng cố về số lượng. Bước đầu năm học 2011, đưa vào sử dụng nhiều phòng học mới, sữa chữa và nâng cấp các điều kiện phục vụ cho học tập và giảng dạy. Đến nay toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập gáo dục THCS: 100% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
Một lĩnh vực cũng rất quan trọng mà UBND tỉnh Nghệ An đã tập trung vốn NSNN
để đầu tư là cơ sở hạ tầng giao thông, bình quân chiếm tỷ trọng 15% trong tổng chi NSNN
cho đầu tư XDCB của Tỉnh. Trong đó bao gồm: Xây dựng cầu, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ trong tỉnh như cầu vượt giảm ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố Vinh, Nâng
thành vào quý 3 năm 2014 lên đến hàng nghìn tỷ đồng từ NSNN, đặc biệt là giai đoạn này đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước đã tập trung vào đầu tư giao thông đến các vùng sâu, miền núi. Chương trình 135 (40,1 tỷ), vốn chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân (4,1 tỷ), chính sách định canh, định cư (8,5 tỷ). Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013
Bên cạnh đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng trên, chi đầu tư XDCB bằng vốn
NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn qua cũng tập trung vào lĩnh vực quản lý
và an ninh quốc phòng, bình quân chiếm tỷ trọng 15,7 % trong tổng chi NSNN cho đầu tư
XDCB của tỉnh Nghệ An. Trong đó bao gồm: Nhà công vụ Tỉnh, trụ sở làm việc của các sở, trạm, trại biên phòng...Hiện nay, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN vào lĩnh vực này đang có nhiều vấn đề cần phải kiểm soát, đặc biệt là trụ sở làm việc của các Sở ban ngành nhằm tiết kiệm chi phí cho NSNN trong điều kiện nguồn NSNN đang đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng.
Ngoài ra, chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn tập
đầu tư XDCB của Tỉnh, đầu tư vào trạm xá, bệnh viện trang thiết bị y tế ..nhằm tăng cường khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, phương tiện, nhân lục và chủ động tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt trong giai đoạn này đang xây dựng và hoàn thành bệnh viện lớn nhất của tỉnh đó là Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Balan với tổng kinh phí chi từ NSNN là 538,832 tỷ đồng hiện đã giải ngân được 446,287 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào quý I năm 2014 với 700 giường bệnh.
Chi NSNN cho đầu tư XDCB trong lĩnh vực Khoa học công nghệ như trung tâm
ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật...đã góp phần tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ trên một số lĩnh vực công nghệ sinh học, kiểm định đo lường sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, tỷ trọng chi đầu tư XDCB bằng NSNN trong lĩnh vực này trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn 2010-2013 chiếm tỷ trọng 0,51% trong tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh như vậy là quá thấp, do vậy trong thời gian tới UBND Tỉnh cần tập trung hơn nữa cho NSNN cho đầu tư XDCB trong khoa học công nghệ để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An.
Để tiếp tục phát huy các hoạt động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, NSNN của tỉnh trong thời gian qua đã tập
trung đầu tư XDCB cho nhu cầu văn hóa, thể thao, du lịch, phát thanh truyền hình như:
Trùng tu, cải tạo nâng cấp mở rộng đường vào Khu di tích Kim liên, hoàng trù tổng chi NSNN hơn 100 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, Bảo tàng, trung tâm văn hóa Tỉnh, nhà văn hóa...Chi NSNN cho NSNN này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh bình quân khoảng 5,8%. Do đó tạo điều kiện cho phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên; tổ chức thường xuyên Đại hội thể dục thể thao Tỉnh, Hội thao và một số giải thu hút nhiều vận động viên trong và ngoài tỉnh tham gia.
Như vậy, chi NSNN trong đầu tư XDCB trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua tập trung vào đường giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.2.2.4. Cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An theo huyện, thành phố. Phân tích cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB theo vùng ta có thể thấy được thực trạng chi NSNN cho từng Huyện, Thành phố có cân đối không, có chú trọng đầu tư phát triển các Huyện khó khăn không từ đó đánh giá hiệu quả của chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh.
Bảng 3.5 Tình chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An theo huyện thành phố giai đoạn 2010 – 2013
Huyện,TP năm 2010 Năm 2011 năm 2012 năm 2013
Vinh 11,6 13,2 12,8 11,2 Hưng Nguyên 5,3 4,2 4,1 5,1 Nam Đàn 5,8 4,6 5,6 6,2 Nghi Lộc 6,1 5,9 5,2 6,3 Diễn Châu 7,9 8,6 7,2 6,6 Quỳnh Lưu 8,4 9,2 7,5 8,2 Yên Thành 5,6 7,8 7,3 7,1 Đô lương 4,3 5,9 4,2 6,9 Thanh Chương 4,1 6,9 7,03 7,7 Anh Sơn 3,5 3,8 4,01 4,6 Tân Kỳ 3,5 4,6 4,6 4,3 Nghĩa Đàn 3,9 4,01 4,4 4.2 Quỳ Hợp 4,2 4,7 3,6 4,3 Quỳ Châu 3,6 3,2 3,8 4,4 Quế Phong 3,2 3,5 4,1 3,3 Con Cuông 2,9 3,4 3,5 2,8 Tương Dương 4,7 4,3 4,6 2,9 Kỳ Sơn 4,2 4,3 6,2 3,7 TX Cửa lò 3,2 3,5 2,6 2,9 TX Thái Hòa 1,6 2,2 2,6 1,9
Bảng sô liệu trên thể hiện rõ tình hình chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh theo Huyện, thành phố. Chi NSNN trong đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An cho Thành Phố Vinh lớn nhất cả Tỉnh. Chi đầu tư cho XDCB của huyện Diện Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương tăng đều các năm. Đến Năm 2011 Huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng chi NSNN cho đầu tư XDCB so với các huyện. Quỳnh Lưu, Diễn Châu là một huyện đông dân cư, có đường quốc lộ 1A đi qua kéo dài nhất trong tỉnh. Do đó việc nâng cấp sửa chữa cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông là nhiều và thường xuyên. Các huyện miền núi đặc biệt khó khăn như Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu...có tỷ trọng ngày càng lớn. Như vậy, về cơ bản chi NSNN trong đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã cân đối được nhu cầu phát triển và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của từng Huyện, Thành phố, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của