3.4.1 .Những kết quả đạt được
4.3 Giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cho đầu tưXDCB củatỉnh Nghệ An
4.3.1. Giải pháp vĩ mô của Nhà nước Trung ương: hoàn thiện pháp luật về chi ngân
sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản
Do xã hội ngày càng thay đổi nên các qui định về chi ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản trước đây dường như không còn phù hợp. Vậy việc nhanh chóng tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật là vô cùng cấp bách. Sau đây là một số ý kiến của nhóm em về giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực xây dựng cơ bản:
* Qui định rõ những trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong quá trình sử dụng
NSNN cho đầu tư XDCB
Đây là yếu tố quan trọng, thiết yếu trong lĩnh vực hoàn thiện pháp luật về chi NSNN để nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn từ NSNN.
Các văn bản pháp luật hiện hành chưa qui định rõ địa vị pháp lí của một số chủ thể liên quan cũng như các chế tài xử lý. Điều đó đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm, thực hiện trách nhiêm, chịu trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình sử dụng nguồn NSNN cho đầu tư XDCB. Vì vậy việc ban hành các qui định, chế tài cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể có liên trong quá trình sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB là cần thiết hàng đầu, đặc biệt là đối với các chủ thể có vai trò quan trọng sau đây:
– Về trách nhiệm của chủ đầu tư: Đây là chủ thể trực tiếp tiếp nhận vốn XDCB từ NSNN để thực hiện việc xây dựng công trình đã được duyệt và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng của công trình được giao. Vì thế trách nhiệm cụ thể thể của chủ đầu tư phải được qui định thật rõ ràng. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm duyệt các thiết kế ,dự toán từng phần sẽ đổ vào công trình để tránh việc lãng phí tiền vào
những phần công trình không cần thiết. Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư phải trực tiếp hoặc cử người thanh tra, kiểm tra chất lượng của công trình cũng như việc sử dụng tiền đầu tư có đúng theo bản báo cáo và dự toán chi tiêu đã nộp cho chủ đầu tư hay không. Và cuối cùng chủ đầu tư phải có trách nhiệm nghiệm thu công trình đúng thiết kế, đảm bảo về chất lượng và giao lại cho cơ quan nhà nước để đi vào sử dụng. Việc qui định trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư nhằm tránh tình trạng chậm giảm ngân vốn đầu tư, tránh thất thoát lãng phí tiền của, không để cho bất cứ cá nhân nào có thể sử dụng được tài sản công.
– Ban quản lí dự án: Trách nhiệm của ban quản lí dự án không được phân định rõ ràng khiến cho việc qui kết trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật trở nên khó khăn. Trên thực tế, ban quản lí dự án được lập ra để quản lí tất cả các khâu trong quá trình xây dựng, sự dụng nguồn NSNN được cấp vì thế trách nhiệm của ban quản lí dự án phần nào trùng với trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc phê duyệt thiết kế, dự toán đến thanh tra và nghiệm thu công trình. Nhưng ban quản lí dự án có quyền quản lí đối với chủ đầu tư, kiểm soát việc chủ đầu tư chi tiền xuống công trình, lãnh đạo chủ đầu tư phải xây dựng công trình theo đúng mục đích của nhà nước. Việc ban quản lí dự án có quyền quản lí chủ đầu tư nhằm tránh tình trạng chính chủ đầu tư có ý định thất thoát tiền nhà nước hoặc rót vốn xuống công trình nhằm ăn hoa hồng.
– Cơ quan thiết kế, giám sát thi công: Thực tế cho thấy phần lớn các thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB được phát hiện thông qua kiểm soát chi NSNN là do sự buông lỏng khâu thiết kế và giám sát thi công. Cần có những chế tài cụ thể trong vi phạm về quản lí trong các khâu này.
Các cấp, các ngành cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư; thường xuyên giao ban với các chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Các chủ đầu tư (ban quản lý dự án) đôn đốc các nhà thầu khẩn trương hoàn thành các dự án; kịp thời lập hồ sơ thanh toán đối với những khối lượng hoàn thành đã đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán.
Đơn giá XDCB là cơ sở để lập, phê duyệt dự toán , xác định tính đúng đắn của các khoản chi tiêu, do đó cần phải có sự quan tâm, nghiên cứu, bổ sung kịp thời của các cấp có thẩm quyền.
* Đối với vốn thực hiện dự án.
Cần phải điều chỉnh mức 5% tạm giữ chờ quyết toán trong kế hoạch vốn đầu tư năm vì mức 5% chưa đạt được hiệu quả, không gắn trách nhiệm các chủ đầu tư trong việc lập, trình duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
Cần phải khắc phục hơn nữa các tồn đọng trong chậm đấu thầu, công tác đền bù giải phóng mặt bằng để tiến hành các dự án một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả. Để hoàn ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm cho công tác quản lý vốn và thu ngân sách Nhà nước theo quy định, các chủ đầu tư (ban quản lý dự án) cần rà soát kỹ tiến độ thực hiện dự án để tập trung tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.