CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính
Trung tâm có trụ sở riêng, hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho lạnh,... phục vụ công tác nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, khu vườn thực nghiệm, cụ thể:
- Khu hành chính, các phòng nuôi cấy mô (3 tầng): 1200m2 - Nhà ở tạm cho CBCNV (nhà cấp 4): 160 m2 .
- Nhà kho nguyên liệu + Xưởng sản xuất giống nấm + Kho thành phẩm: 400 m2.
- Nhà xưởng sản xuất chế phẩm vi sinh và giá thể: 200 m2. - Nhà kính ươm cây: 05 nhà x 200 m2 / nhà = 1000m2
- Hệ thống kho lạnh bảo quản giống khoai tây: 04 kho x 30m2 /kho = 120m2. . Công suất 35 tấn/kho.
- Vườn thực nghiệm: 15.000 m2
- Chuồng trại chăn nuôi thực nghiệm: 300 m2 - Lán nuôi trồng nấm các loại: 400 m2
- Hệ thống tưới cho vườn cây thực nghiệm với bề chứa: 400m3 - Nhà bảo vệ, nhà để xe.
Hệ thống trang thiết bị của Trung tâm phục vụ công tác nghiên cứu tuy đã được đầu tư và đang được bổ sung hàng năm những vẫn còn yếu. Chưa có các máy móc, thiết bị hiện đại thế hệ mới phục vụ phòng nghiệm để thực hiện các phân tích nhanh, tại chỗ. Chưa có cơ sở nghiên cứu thực nghiệm (trạm nghiên cứu).
Hệ thống điện, nước phục vụ nghiên cứu được trang bị tương đối đầy đủ cho nhu cầu hiện tại, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục nâng cấp trong thời gian tới do nguồn cấp điện, nước chưa thực sự ổn định.
Ngoài ra, để đảm bảo phục vụ hoạt động nghiên cứu thực nghiệm, Trung tâm thường xuyên liên kết với các nhà sản xuất, các hộ nông dân trong vùng để tiến hành các hoạt động nghiên cứu trên cơ sở dân đóng góp một phần nhân
công và sử dụng cơ sở vật chất (đồng ruộng, chuồng trại,...) của các hộ dân hoặc các cơ sở sản xuất.
2.1.4.2. Diện tích đất được giao sử dụng.
- Tại Thành phố Lạng Sơn:18.000m2 . - Tại huyện Lộc Bình: 400m2
(Khu Trại thực nghiệm khoảng 8 ha đang được Nhà nước xem xét đầu tư)
2.1.4.3. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính:
- Triển khai ứng dụng, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ KHCN, trong đó chú trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn. - Nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới thông qua các hoạt động phối hợp, liên kết với các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp.
- Cung ứng một số sản phẩm nghiên cứu phục vụ sản xuất. - Sản xuất, kinh doanh theo khả năng của đơn vị.
2.1.5. Những hoạt động chính trong 5 năm trở lại đây ( 2008 – 2013)
2.1.5.1. Thực hiện các nhiệm vụ KHCN do cơ quan chủ quản giao
- Trực tiếp sản xuất giống khoai tây các cấp và xây dựng, mở rộng các mô hình sản xuất khoai tây sử dụng giống mới chất lượng cao tại các vùng khoaii tây trọng điểm của tỉnh: Hàng năm Trung tâm thực hiện nhiệm vụ sản xuất
giống khoai tây các cấp phục vụ sản xuất khoai tây giống trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, mỗi năm Trung tâm thực hiện nhân giống 150.000 - 200.000 cây hoặc củ giống khoai tây invitro trong phòng thí nghiệm; trồng 7200 m2
khoai tây giống cấp Siêu nguyên chủng; trồng 3-5 ha khoai tây giống cấp Nguyên chủng để cung cấp từ 30-40 tấn giống nguyên chủng; cung cấp giống và trực tiếp chỉ đạo trồng khoai tây giống cấp Xác nhận tại các vùng trồng khoai tây của tỉnh để tạo hàng trăm tấn giống khoai tây phục vụ nhu cầu sản xuất khoai tây vụ Đông Xuân của tỉnh và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ;
- Chuyển giao kỹ thuật trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu và sản xuất giống nấm thông qua việc xây dựng các mô hình chuyển giao kiến thức khoa
học kỹ thuật và cung ứng giống nấm: nấm hương, nấm sò, mộc nhĩ, linh chi…cho các mô hình hướng dẫn kỹ thuật và theo yêu cầu.
- Nghiên cứu, duy trì nhân giống một số cây lâm nghiệp: Bạch đàn lai,
keo lai, …bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. Thông qua nhiệm vụ này để đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thường xuyên được tiếp cận với các tiến bộ mới trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, đồng thời tiếp cận với các giống cây trồng lâm nghiệm mới để chọn lựa các giống cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh.
- Tiếp thu và duy trì công nghệ nhân giống các loài hoa giá trị cao:
Phong lan, Địa lan, hoa Lyly, hoa Đồng tiền, một số giống dưa vàng Trung Quốc…
- Thực hiện chăm sóc vườn giống cây ăn quả đầu dòng: quản lý, bảo vệ,
chăm sóc vườn giống cây ăn quả phục vụ phát triển nhân giống cây ăn quả của tỉnh.
- Chỉ đạo xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất nông, lâm nghiệp: các mô hình trông trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,
ứng dụng chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, xử lý môi trường.
2.1.5.2. Thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ:
Đề tài, dự án cấp Bộ:
- Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất khoai tây giống
nguyên chủng tại Lạng Sơn; Thời gian thực hiện: 2007 – 2010.
Kết quả ứng dụng: Làm chủ công nghệ sản xuất giống khoai tây các cấp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật: Invitro, Siêu nguyên chủng, Nguyên chủng và Xác nhận phục vụ sản xuất khoai tây. Đã sản xuất thành công trên 4 vụ đạt hơn 300 tấn khoai tây giống các cấp
Đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn phổ biến kiến thức cho nông dân và xây dựng các mô hình phổ biến kiến thức tại các địa bàn sản xuất khoai tây của tỉnh.
- Dự án: Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ cho tuyến xã của tỉnh Lạng Sơn; Thời gian thực hiện: 2008 – 2010.
Kết quả ứng dụng: Xây dựng được 30 điểm cung cấp thông tin KHCN tại 30/207 xã trên địa bàn toàn tỉnh. Trang bị thiết bị và tập huấn khai thác thông tin từ các nguồn cho cán bộ cơ sở (cấp xã).
- Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Lạng Sơn. Thời gian: 2009 – 2011.
Kết quả ứng dụng: Xây dựng các mô hình trồng, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP cho nông dân vùng ven Thành phố Lạng Sơn.
- Dự án: Cải tạo đàn bò tại địa phương
Kết quả, tạo được một số bò bố mẹ lai có tầm vóc lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống bò bản địa, đồng thời thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiêt và tập quán sản xuất của nông dân trong tỉnh. Từ đó tiếp tục nhân rộng, góp phần cải tạo đàn bò địa phương.
Đề tài, dự án cấp Tỉnh:
- Dự án: Xây dựng vườn giống cây đầu dòng tại Thành phố Lạng Sơn. Thời gian thực hiện 2006 – 2008.
Kết quả: Tạo được 01 vườn giống cây ăn quả để tuyển chọn cây giống đầu dòng chuẩn bị cho việc tạo một số giống cây ăn quả phục vụ sản xuất cây ăn quả của tỉnh.
- Dự án: Ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất một số loài hoa giá trị cao tại Thành phố Lạng Sơn. Thời gian thực hiện: 2007 – 2008.
Kết quả: Xây dựng các mô hình và hướng dẫn các hộ dân trồng một số loại hoa cao cấp (Lyly; đồng tiền). Các loại hoa thích nghi tốt với điều kiện của địa phương và tiếp tục được dân tự nhân rộng.
- Dự án: Trồng khảo nghiệm khoai tây trái vụ và xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống cấp xác nhận phục vụ phát triển sản xuất tại một số vùng trọng điểm khoai tây của Tỉnh. Thời gian thực hiện 2007 – 2009.
Nội dung chính: Thử nghiệm sản xuất khoai tây giống trái vụ để giảm bớt thời gian, chi phí bảo quản lạnh khoai tây giống.
- Đề tài: Nghiên cứu, phân lập chủng giống nấm đỏ và nuôi trồng thử nghiệm tại Lạng Sơn. Thời gian thực hiện: 2009 – 2011.
Nội dung chính: Nghiên cứu phân lập chủng giống nấm đỏ là loại nấm rừng đặc sản tại Lạng Sơn, đồng thời nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm trong môi trường nhân tạo. Đề tài đang được thực hiện.
- Dự án: sản xuất thử một số sản phẩm E.M thứ cấp tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn; Thời gian thực hiện 2010 – 2011.
Nội dung chính: Sản xuất thử và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm E.M phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác, nước thải tù đọng, chồng trại chăn nuôi,... Đề tài đang được thực hiện.
- Đề tài: Xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm vi sinh đối kháng vào
sản xuất một số cây trồng tại Lạng Sơn; Thời gian thực hiện 2010 - 2012.
- Đề tài: Nuôi thử nghiệm giống gà siêu trứng VCN-15. Thời gian thực hiện 2009- 2012.
Đề tài đã đưa giống gà siêu trứng vào nuôi thử nghiệm tại Lạng Sơn tại các mô hình kết hợp với nông dân. Kết quả đã chỉ rõ khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế của các mô hình, đồng thời tập huấn kiến thức chăn nuôi giống gà siêu trứng mới.
- Đề tài: Sử dụng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn, gà tại
Đề tài đã đưa một số chế phẩm vi sinh vào phục vụ chăn nuôi nhằm cải tạo môi trường chăn nuôi một cách hữu hiệu, giảm thiểu chi phí nhân công lao động, phù hợp với tập quán chăn nuôi tại Lạng Sơn.
- Đề tài: nghiên cứu công nghệ khí canh sản xuất khoai tây giống. Thời gian thực hiện 2011 – 2014.
Đây là đề tài do đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, học hỏi và nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để nắm bắt và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất khoai tây giống. Đây là biện pháp nhân giống khoai tây đem lại năng suất, chất lượng cao cho sản phẩm khoai tây giống, trong khi tiết kiệm đáng kể về thời gian, nguồn lực (cơ sở vật chất, lao động, kinh phí). Đề tài thực hiện thành công sẽ được ứng dụng ngay tại Trung tâm và tạo thế mạnh đang kể cho Trung tâm trong việc tổ chức sản xuất khoai tây giống phục vụ nhu cầu thị trường.
- Đề tài: Nghiên cứu nhân giống gừng đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Thời gian thực hiện 2012 – 2014.
Gừng đá là loại cây bản địa, được khai thác để bảo quản thực phẩm (thịt) chống ôi, thiu. Tuy nhiên hiện nay đang mọc trong tự nhiên và bị khai thác cạn kiệt. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu nhân nhanh giống cây này và đưa vào nuôi trồng tại các vùng sinh thái; đồng thời tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo phục vụ bảo quản thực phẩm một cách an toàn, không sử dụng hóa chất.
Và một số đề tài khác bắt đầu thực hiện từ năm 2013.
Số đề tài, dự án hoàn thành trong giai đoạn 2010 - 2014 theo lĩnh vực nghiên cứu như trong bảng sau:
Bảng 2.2. Số lƣợng đề tài, dự án nghiên cứu khoa học do Trung tâm thực hiện các năm 2010 – 2014
Đơn vị tính: đề tài/dự án
kết thúc Nông, lâm nghiệp Công nghiệp, xây dựng, giao thông,... Các lĩnh vực khác 2010 2 0 1 3 2011 3 0 0 3 2012 3 0 0 3 2013 2 0 1 3 2014 4 0 0 4 Dự kiến hoàn thành
[Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN giai đoạn 2010 – 2013].
Thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trong lĩnh vực Hợp tác quốc tế
Trung tâm đang tiến hành thực hiện các dự án hợp tác với các Viện nghiên cứu của Quảng Tây, Trung Quốc, gồm:
Dự án: Hợp tác nghiên cứu cải tạo rừng Hồi năng suất thấp và ứng dụng
kỹ thuật chế biến sản phẩm Hồi tại Lạng Sơn. Thời gian thực hiện 2010 – 2013.
Kết quả ứng dụng: Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để cải tạo, tăng năng suất cho 20 ha rừng Hồi tại huyện Văn Quan. Năng suất tăng từ 20 – 30 %. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân trong vùng lân cận về biện pháp cải tạo rừng Hồi để mở rộng mô hình khi dự án kết thúc.
- Dự án: "Trồng khảo nghiệm giống nho Cự Phong và Tảo Hồng Trung Quốc tại Lạng Sơn". Thời gian thực hiện 2009 – 2013.
Dự án đã xây dựng mô hình và tiếp nhận kỹ thuật trồng hai giống nho của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ khả năng thích ứng và hiệu quả kinh tế của các giống nho này với điều kiện khí hậu, thời tiết và tập quán sản xuất tại Lạng Sơn. Mô hình trồng nho đã được một số hộ nông dân vùng lân cận tiếp nhận và đưa vào sản xuất trên đồng ruộng.
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm còn thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác như: sản xuất các sản phẩm mà Trung tâm có lợi thế (để
cung ứng cho các Trung tâm trong hệ thống và các đơn vị kinh doanh giống cây trồng) như giống khoai tây các cấp như cấp Siêu nguyên chủng, và Nguyên chủng; kinh doanh các sản phẩm giống cây trồng, vật tư nông nghiệp,...
Thông qua việc thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, hàng trăm mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN đã được xây dựng, nhiều ngàn lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật cơ sở được tập huấn và bồi dưỡng kiến thức. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế được giới thiệu và nhân rộng, để áp dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa phương. Nhiều quy trình công nghệ được đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm tiếp nhận để tiếp tục chuyển giao trên địa bàn. Đồng thời từ đó tạo tiền đề, định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong quá trình chuyển đổi sáng thực hiện tự chủ.
2.1.6. Nguồn thu và cơ chế tài chính.
Nguồn thu của Trung tâm được hình thành từ các nguồn chính sau:
- Từ kinh phí sự nghiệp khoa học do Nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở đề xuất của đơn vị và phù hợp với năng lực của Trung tâm, giải quyết nhiệm vụ chính trị của ngành.
- Từ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN do Bộ KHCN, tỉnh Lạng Sơn phê duyệt thực hiện.
- Từ nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động chi thường xuyên trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (được cấp đến hết năm 2014). Từ sau năm 2014, thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn, Trung tâm sẽ được giao kinh phí quản lý bộ máy theo các nhiệm vụ được giao.
- Từ nguồn thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nguồn thu này được để lại đơn vị và phân bổ vào các quỹ của đơn vị theo quy định. Nguồn thu hiện nay chưa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu thu, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thăm dò thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của Trung tâm khi đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế tài chính: đến hết năm 2014 thực hiện như đối với đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đảm bảo hoạt động. sau thời điểm này sẽ chuyển sang tự chủ hoàn toàn. Tuy nhiên, các nguồn thu từ các nhiệm vụ do Nhà nước giao hầu như không giảm. Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng, do Trung tâm đã bước đầu xác định được những khách hàng tiềm năng.
Khái quát tình hình hoạt động tài chính của Trung tâm như trong bảng sau:
Bảng 2.3. Khái quát tình hình Thu của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN