Phối hợp W/O

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

3.2.3 Phối hợp W/O

Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá

Phát triển một số hoạt động sản xuất, kinh doanh (để tạo sự đa dạng về nguồn thu, làm quen với cơ chế thị trường trong việc phát triển các sản phẩm, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng), đồng thời tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm đặc thù phù hợp với địa phương. Đồng thời thông qua các chương trình nghiên cứu phối hợp với các Viện nghiên cứu đầu ngành để thực hiện một số nghiên cứu cơ bản nhằm khai thác các nguồn gen bản địa, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, tạo sự khác biệt trên thị trường.

Trên cơ sở thế mạnh của Trung tâm là đang làm chủ công nghệ nhân giống một số loại cây trồng mà thị trường có nhu cầu, với hệ thống trang thiết bị sẵn có, tận dụng cơ hội thị trường, cơ hội về cơ chế quản lý có thể phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Cụ thể như: giống khoai tây, bạch đàn lai, keo lai, hoa chất lượng cao, nấm các loại...cung ứng cho sản xuất

Trong đó khoai tây là cây trồng quan trọng cho vụ Đông ở đồng bằng Bắc bộ nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Hiện nay, giống khoai tây đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề đặt ra cho người sản xuất vì trong nước chưa đủ năng lực tự sản xuất khoai tây giống mà phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhập khẩu. Khoai tây giống được nhập chính thức từ châu Âu có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng có giá thành rất cao, các nguồn trôi nổi nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ nhưng chất lượng giống không đảm bảo, cho năng suất thấp, sản phẩm khó tiêu thụ.

Như vậy, thị trường giống khoai tây tại Lạng Sơn nói riêng, miền Bắc Việt Nam nói chung còn đang nhiều tiềm năng. Riêng Lạng Sơn, với diện tích trồng khoai tây hàng năm từ 2200 ha – 2500 ha, thì lượng giống cần cung ứng cho sản xuất là 3000 tấn giống cấp xác nhận, trong khi trên địa bàn cả tỉnh chỉ có Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN là đơn vị duy nhât đang cung ứng giống với quy mô còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, Lạng Sơn là một vùng đất có đa dạng sinh học phong phú, cùng với các kiến thức truyền thống trong việc sử dụng các cây bản địa. Do vậy, còn nhiều loại cây có giá trị, hiệu quả kinh tế cao chưa được nghiên cứu, khai thác và nhân rộng.

Lạng Sơn cũng rất phong phú về các loại cây ăn quả đặc sản được canh tác theo lối truyền thống, chưa có sự ứng dụng tiến bộ KHCN. Đây là lĩnh vực tiềm năng rất lớn cho đơn vị trong việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN nhằm phục tráng, nhân rộng vùng sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản bản địa, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)