Phân tích nội bộ Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 60 - 62)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

2.3. Phân tích môi trường

2.3.3. Phân tích nội bộ Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn

2.3.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu:

Để thực hiện nhiệm vụ chính là triển khai các nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm trong việc chọn tạo, nhân giống một số giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, Trung tâm được trang bị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại nhưng còn ở quy mô rất nhỏ. Hầu hết các trang thiết bị được khai thác, phát huy tối đa công năng sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống trang thiết bị chưa hoàn toàn đồng bộ và cần được tiếp tục bổ sung.

Hiện nay, Trung tâm đang tăng cường hệ thống trang thiết bị thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu có đầu tư thiết bị, do vậy, hệ thống thiết bị không đồng bộ, chỉ dừng ở quy mô nghiên cứu.

Để có thể thực hiện các nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi cần phải có một khu thực nghiệm riêng với quy mô khoảng 10 ha. Hiện nay Trung tâm chưa có một khu dành riêng mà vẫn thực hiện phương thức thuê đất của dân.

Hàng năm thuê khoảng 7000m2 đất cho việc nhân giống khoai tây cấp Siêu nguyên chủng. Các cấp giống khác được thực hiện theo hình thức phối hợp với nông dân. Trung tâm cung ứng giống, chỉ đạo sản xuất và thu lại một phần sản phẩm. Việc liên kết này tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành nhiều nghiên cứu trong khi chưa có cơ sở vật chất riêng, tuy nhiên cũng tạo ra sự phụ thuộc lớn vào khả năng tiếp thu và tuân thủ sự chỉ đạo kỹ thuật của những người hợp tác.

2.3.3.2. Trình độ công nghệ.

Để thực hiện tốt chức năng của mình, Trung tâm phải không ngừng tiếp thu các kết quả nghiên cứu mới có thể phục vụ cho việc ứng dụng phục vụ sản xuất trên địa bàn. Trung tâm đang duy trì hợp tác chuyển giao công nghệ từ các Viện nghiên cứu khoa học, các Trường đại học và các Trung tâm của các tỉnh bạn. Trong những năm qua, đã tiếp nhận được nhiều công nghệ có giá trị, hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, trong những năm qua đã chú trọng vào nghiên cứu, tiếp nhận các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ, chưa có đơn vị chuyển giao. Ví dụ: nghiên cứu phát triển một số giống cây thuốc cổ truyền trồng dưới tán rừng, phân lập, nuôi trồng các loài nấm rừng có giá trị thực phẩm,... Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có lực lượng mỏng, chưa thu hút được đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi, trình độ chuyên môn sâu. Đặc biệt không có những chuyên gia đầu đàn. Do vậy, việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ thuật viên của đơn vị là vấn đề cần được quan tâm.

2.3.3.3. Về tài chính, tài sản.

Là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo kinh phí chi thường xuyên nên trong những năm qua, Trung tâm đã không chú trọng phát triển nguồn thu qua các hoạt động kinh doanh. Nguồn thu của Trung tâm hiện nay chủ yếu từ các khoản:

- Kinh phí chi cho thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh, Sở KHCN giao trực tiếp.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN do Trung tâm đề xuất được phê duyệt.

- Kinh phí từ bán các sản phẩm tận thu và các hoạt động dịch vụ.

Số kinh phí thu được từ bán tận thu các sản phẩm đề tài là nguồn thu không lớn hiện nay. Tuy nhiên, qua đó, Trung tâm cũng có những phương hướng ban đầu cho việc xác định các hoạt động kinh doanh khi chuyển hẳn sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đó là sản xuất và kinh doanh các giống cây trồng mà Trung tâm đã làm chủ công nghệ và được thị trường chấp nhận, như: giống khoai tây, giống cây lâm nghiệp, giống hoa, một số chế phẩm xử lý vệ sinh môi trường.

Nhận xét:

Hiện nay Trung tâm là đơn vị duy nhất trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN, là đơn vị công lập đang chuẩn bị chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ cuối năm 2014. Do vậy đang được quan tâm đầu tư tăng cường tiềm lực, kể cả trong những năm tiếp theo, khi đã chuyển đổi. Lĩnh vực hoạt động mang nhiều tính đặc thù, mang tính chất phục vụ cho các mục tiêu quản lý nhà nước, do vậy, khả năng cạnh tranh không đặt ra gay gắt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với Trung tâm là việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, hoàn thành các mục tiêu, sứ mệnh của Trung tâm là không dễ dàng nếu không có một chiến lược đúng đắn từ phân tích các cơ hội, các thách thức từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từ các điểm mạnh, yếu nội tại Trung tâm, từ khả năng và các nguồn lực đầu tư cũng như các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)