PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 43)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu luận văn

Tác giả lấy phương pháp biện chứng duy vật làm cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu luận văn.

Phương pháp luận là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Vì chủ nghĩa duy vật biện chứng là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, của xă hội loài người, và của tư duy con người. Những nguyên lư của nó có tác dụng hướng dẫn, gợi mở cách thức xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xă hội, và nhận thức. Những nguyên lư ấy cung cấp một thế giới quan khoa học, yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng theo quan điểm toàn diện, phát triển, liên hệ phổ biến, lịch sử- cụ thểẦ nên có thể coi phương pháp luận biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận khoa học cho các phương pháp cụ thể mà tác giả luận văn sử dụng trong nghiên cứu đề tài của mình.

Theo đó, việc nghiên cứu chất lượng vốn FDI vảo tỉnh Bắc Ninh được thực hiện một cách toàn diện trong cả giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012. Chất lượng vốn FDI được xem xét trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bắ Ninh khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trên quan điểm phát triển bền vững.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu được sự dụng trong luận văn

Trên cơ sở phương pháp luận, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cho đề tài của luận văn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp thống kê, phân tắch, tổng hợp, diễn dịch quy nạpẦ Sử dụng tài liệu, số liệu báo cáo và sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, tắnh toán các chỉ tiêu phân tắch thực tế rồi cuối cùng đưa ra các giải pháp.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các nguồn như sách, niêm giám thống kê, các báo cáo của các ngành.

+ Phương pháp thống kê, phân tắch và tổng hợp: Từ việc phân tắch từng nội dung cụ thể, luận văn đánh giá khái quát chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh, nêu ra những thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh.

+ Phương pháp diễn dịch quy nạp trong suy luận: Luận văn tiếp cận nghiên cứu từ cái khái quát đến cụ thể. Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu khái quát về chất lượng vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh, phân tắch những nguyên nhân hạn chế của chất lượng vốn FDI tại Bắc Ninh. Đưa ra những định hướng nâng cao chất lượng vốn FDI vào Bắc Ninh nhằm khắc phục cụ thể từng hạn chế, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh nhằm khắc phục cụ thể từng nguyên nhân làm cho chất lượng vốn FDI vào Bắc Ninh chưa cao.

+ Phương pháp quy nạp trong suy luận: Luận văn tiếp cận nghiên cứu từ những cái cụ thể đến cái khái quát. Theo đó, khi nghiên cứu chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh, luận văn sử dụng cách tiếp cận từ những vấn đề cụ thể thực tiễn về chất lượng vốn FDI tại Bắc Ninh để đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tắnh quy luật và hệ thống.

+ Phương pháp đồ thị và phương pháp bảng thống kê để tổng hợp: Luận văn sử dụng các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số liệu để mô tả thực trạng chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh theo thời gian từ năm 2001 đến năm 2012, từ đó tổng hợp đánh giá chất lượng vốn FDI của tỉnh trong những điều kiện thời gia cụ thể.

+ Phương pháp logic: Dựa trên cơ sở lư luận về chất lượng vốn FDI, luận văn phân tắch thực trạng chất lượng FDI tại Bắc Ninh, từ đó rút ra những đánh giá cụ thể, đưa ra những định hướng, và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh.

Mỗi nội dung chắnh nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Khung lư thuyết: phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, đọc và tổng hợp

chất lượng FDI vào địa phương, và các nhân tố tác động lên chất lượng vốn FDI vào địa phương.

- Đánh giá thực trạng FDI vào Bắc Ninh, xác định những kết quả đạt được,

những hạn chế về chất lượng vốn FDI tại tỉnh và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó: Tổng hợp phân tắch các số liệu thứ cấp. Các số liệu này được lấy từ các báo cáo, tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê, Ban Quản lư các khu công nghiệp tỉnh.

- Định hướng nâng cao chất lượng FDI: Từ các tiêu chắ đánh giá chất lượng

vốn FDI và hạn chế còn tồn tại của chất lượng FDI vào tỉnh Bắc Ninh, tác giả đưa ra định hướng nâng cao chất lượng vốn FDI.

- Giải pháp nâng cao chất lượng vốn FDI: Dựa vào các nhân tố tác động và

nguyên nhân chất lượng FDI thấp để đề xuất các giải pháp.

Nguồn dữ liệu trong luận văn: Được thu thập từ các tài liệu, thông tin, các báo cáo và thống kê của các cơ quan quản lư nhà nước của tỉnh như: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lư các khu công nghiệp, các cơ quan chuyên môn khác, các báo cáo của UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tưẦ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)