Khách hàng cá nhân và vai trò của khách hàng cá nhân tại NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 27 - 31)

1.1.1 .Khái niệm và vai trò của Ngân hàng Thương mại

1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Khách hàng cá nhân và vai trò của khách hàng cá nhân tại NHTM

a. Khái niệmvà vai trò của khách hàng cá nhân tại NHTM

Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại là các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp

luật; có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay

theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vai trò của khách hàng cá nhân trong hoạt động cho vay NHTM bao gồm:

Giúp ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ với khách hàng: đối tượng là cá nhân và hộ gia đình, mà họ là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng trong nền kinh tếhiện đại. Do đó, nếu như ngân hàng cung cấp cho KHCN những dịch vụ đáp

ứng nhu cầu chi tiêu khi chưa đủ khả năng tài chính giúp họ cảm nhận được những tiệních mà ngân hàng đem lại, nó sẽ giúp cho ngân hàng có được uy tín và hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng. Từ đó làm tăng khả năng huy động vốn từ các khoản tiền gửitrong dân cư.

Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vì đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là rủi ro cao, do đó đa dạng hóa danh mục đầu tư là phương pháp để giảm thiểu rủi ro. Cho vay KHCN là hình thức mới phát triển trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng. Đặc trưng của loại hình này là số lượng khoản cho vay lớn nhưng giá trị khoản vay nhỏ đã góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng và đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là cách để ngân hàng gia tăng lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh khốc liệt: Ngân hàng thương mại ngày nay đang phải đối phó với những áp lực cạnh tranh từ các tổ chức phi ngân hàng, sự mở rộng trong xu thế quốc tế hóa thị trường ngân hàng và những thay đổi mới không ngừng trong công nghệ và tự động hóa. Rất nhiều công ty lớn, là những khách hàng vay vốn lớn nhất và tốt nhất của ngân hàng, những năm gần đây đã dần từ bỏ hệ thống ngân hàng để tự huy động vốn hoặc trực tiếp từ thị trường mở hoặc thông qua các tổ chức phi ngân hàng. Sự thay đổi đó làm doanh thu ngân hàng trong hoạt động cho vay giảm dần và làm chuyển dịch cơ cấu danh mục cho vay trong đó các món cho vay lớn với chất lượng cao giảm dần và các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ, chất lượng thấp, rủi ro cao lại tăng dần. Trong tình hình đó, KHCN trở thành khu vực tiềm năng cho ngân hàng. Những khoản vay có chất lượng tốt sẽ đem lại lợi nhuận lý tưởng. Ngoài ra hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hiệu quả, tạo uy tín, hình ảnh tốt trong mắt khách hàng sẽ giúp phát triển những dịch vụ khác của ngân hàng dành cho KHCN như dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt…Ngoài

ra, cho vay khách hàng cá nhân còn giúp cho nhân viên ngân hàng có điều kiện nghiên cứu tâm lý, nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra những sản phẩm mới hữu ích cho cả người tiêu dùng và ngân hàng. Đồng thời, kiến thức nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng được nâng cao và hoàn thiện.

-Cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng”. Hiểu theo cách khác, cho vay KHCN là hình thức cho vay mà Ngân hàng chuyển quyền sử dụng vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình đó với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.

b. Đặc trưng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại tại Việt

Nam hiện nay

- Khách hàng vay: Khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình và cá nhân, hộ gia đình không đăng ký kinh doanh; hoặc cá nhân có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng. Nhu cầu vốn khách hàng cá nhân rất đa dạng và phức tạp, có nhiều nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập, giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, thói quen có những nhu cầu riêng.

-Mục đích vay vốn: Chủ yếu là đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động SXKD, nhu cầu chi tiêu, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ những hàng hóa có chất lượng tốt để cải thiện đời sống. Đây là những nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, như: nhu cầu mua nhà ở, đất ở, sửa nhà, mua ô tô ….

-Nguồn trả nợ:Đối với khách hàng vay SXKD: Chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động SXKD mang lại. Đối với khách hàng vay tiêu dùng: Nguồn trả nợ chính là từ tiền lương, thu nhập hàng tháng của khách hàng hay những khoản thu nhập khác bất thường mà họ có. Nguồn trả nợ có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và hiệu quả công việc của họ. Vì vậy, khi Ngân hàng cho vay, Ngân hàng phải xem xét, đánh giá đến hoàn cảnh sống, thu nhập, công việc của

khách hàng.

-Quy mô khoản vay: Số lượng các khoản vay lớn nhưng quy mô các khoản vay nhỏ. Đặc điểm hoạt động SXKD của cá nhân, hộ gia đình thường có quy mô nhỏ, chỉ kinh doanh một số mặt hàng nhất đinh, ít kinh doanh và đang dạng hóa các

ngành nghề kinh doanh giống như KHDN. Đối với nhu cầu tiêu dùng thì khi có nhu cầu phát sinh thì họ cũng phải tính toán rất kỹ, dựa vào năng lực tài chính của mình và những dự định trong tương lai. Mặt khác, nếu cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì họ sẽ được ngân hàng thẫm định rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra mức cấp tín dụng, ngân hàng sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố thẩm định để có thể cấp được một khoản tín dụng cho KHCN như dựa vào năng lực hành vi dân sự, thu nhập, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản bảo đảm, nguồn vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ ...

-Thời hạn khoản vay: Đối với khoản vay phục vụ SXKD: Khách hàng thường vay vốn ngắn hạn (tối 12 tháng) để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động SXKD. Thường khách hàng sẽ được ngân hàng cho vay theo một trong hai hình

thức là cho vay hạn mức và cho vay từng lần. Đối với cho vay hạn mức thì khách hàng sẽ được ngân hàng cấp tín dụng trong một thời gian duy trì hạn mức nhất định (thường là 12 tháng), căn cứ vào chu kỳ SXKD và luân chuyển vốn, nhu cầu vốn và từng đơn hàng cụ thể ngân hàng sẽ cho khách hàng vay đối với từng khoản vay cụ thể (từng giấy nhận nợ) trong một khoảng thời gian nhất định như sau: 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 9 tháng …. Đối với cho vay từng lần: Khi áp dụng phương thức này mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải làm thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng, phải đảm bảo doanh số cho vay không được vượt quá số tiền cho vay đã thỏa thuận trong từng hợp đồng tín dụng. Trong thời hạn giải ngân, khách hàng được rút vốn phù hợp với tiến độ và yều cầu sử dụng vốn thực tế. Thời điểm cuối cùng ghi trên từng giấy nhận nợ đảm bảo không được vượt quá thời điểm trả nợ cuối cùng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

-Chất lƣợng khoản vay: Nhìn chung, chất lượng các khoản tín dụng KHCN thường tốt hơn so với khoản tín dụng KHDN. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động SXKD của họ mang tính chất cá nhân, gia đình nên họ thường tính toán rất kỹ lưỡng và quản lý chặt chẽ việc vay vốn và trả nợ vay cho Ngân hàng vì tâm lý chung là khách hàng rất sợ nợ. Chính vìthế mà họ thực hiện rất tốt các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, đó với các khoản cho vay tiêu dùng thì thường có thời gian

vay vốn dài hạn. Ngân hàng và khách hàng rất khó lường hết các rủi ro có thể xẩy ra trong tương lai. Do vậy, khi có các biến cố xấu xẩy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng, đến chất lượng nợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 27 - 31)