Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 31 - 36)

1.1.1 .Khái niệm và vai trò của Ngân hàng Thương mại

1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

a. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân.

Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng lớn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Với vị trí đặc biệt, vai trò của cho vay khách hàng cá nhân trong ngân hàng thương mại là rất quan trọng, trong đó có:

b. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhânđối với nền kinh tế

Cho vay khách hàng cá nhân có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và cả xã hội nói chung. Cho vay khách hàng cá nhân là tác nhân hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình giúp kích cầu cho nền kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển xã hội.

Đối với nền kinh tế

+ Là đòn bẩy quan trọng trong kích thích nền sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bởi sản xuất phát triển xuất phát từ nhu cầu, có cầu mới có cung.Tuy nhiên nhu cầu ấy phải có khả năng thanh toán. Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng làm cho nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán tăng lên, việc tiêu dùng sẽ kịp thời hơn, quá trình tiêu thụ hàng hóa được nhanh chóng và thuận tiện hơn, nhà sản xuất có đủ cơ sở và vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền 11 kinh tế phát triển đã giúp vốn của dân cư không bị ứ đọng, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc dịch chuyển một khối lượng các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.Cho vay khách nhân tạo cơ hội giảm chi phí trao đổi, mở rộng thị trường hàng

hóa – dịch vụ và phân công hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, tăng sản lượng, việc làm, và thu nhập cho người lao động.

+ Góp phần nâng cao đời sống dân cư, hỗ trợ họ trong việc mua sắm nhà cửa,

xe cộ, các đồ dùng khác, các dịch vụ về giáo dục và y tế…Từ đó giúp nhân dân thỏa mãn nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần, giảm sự tách biệt giữa người giàu vàngười

nghèo.

Vai trò của cho vay đối với ngân hàng thƣơng mại .

+ Giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi hay các sản phẩm đi kèm khác của ngân hàng. Khách hàng của thường cho vay khách hàng cá nhân hứa hẹn là những khách hàng có tình hình tài chính tốt trong tương lai, và khách hàng thường không muốn gửi tiền của mình vào ngân hàng mà họ cho rằng mình sẽ không có triển vọng vay lại từchính ngân hàng đó khi mình có nhu cầu. Do vậy, phát triển cho vay khách hàng cá nhân

có thể giúp ngân hàng tăng nguồn vốn huy động trong tương lai. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng giúp ngân hàng hoạt động và mở rộng kinh doanh, giúp ngân hàng tăng thêm lợi nhuận tiềm năng.

+ Tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Vì đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là rủi ro cao, phương thức được ngân hàng áp dụng để giảm thiểu rủi ro là đa dạng hóa danh mục đầu tư, tránh tình trạng chỉ tập trung vào một loại hình kinh doanh, vì một khi rủi ro xảy ra thì khủng hoảng là điều khó tránh khỏi và còn dẫn đến khủng hoảng của toàn hệ thống 12 ngân hàng. Hơn nữa cho vay khách hàng cá nhân có đặc trưng là số lượng khoản vay lớn nhưng giá trị khoản vay nhỏ nên cũng góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng.Thực tế cho vay khách hàng cá nhân thường là một trong những khoản mục tài sản mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng.

+ Giúp cho nhân viên ngân hàng hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ của mình, từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng uy tín hình ảnh cho ngân hàng. Nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao.

Vai trò đối với ngƣời tiêu dùng

không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng bởi khả năng tự tài trợ làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng tích lũy. Vì vậy cho vay khối khách hàng cá nhân đã ra đời sống, góp phần cải thiện, nâng cao đời số giúp đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu như mua sắm sửa chữa nhà cửa, dùng sinh hoạt, ô tô, xe máy,… nhất là những nhu cầu mang tính cấp bách như y tế, giáo dục,… Nhờ đó người tiêu dùng được hưởng những tiện ích của hàng hóa dịch vụ trước khi họ tích lũy đủ tiền.

1.2.4.Các hoạt động và quá trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

a. Các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các hoạt động cho vay KHCN bao gồm hai hình thức: vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh

- Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi...

- Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng.

Đối với cả hai hình thức cho vay trên, thời gian cho vay có thể là ngắn hạn (thời hạn cho vay dưới 12 tháng), trung hạn (thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên).

Phương thức cho vay có thể là:

+ Cho vay từng lần:Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và

ngân hàng làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng thoả thuận xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều ký hạn trong thời gian cho vay.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền tự có trên tài khoản khách

hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Riêng đối với các nhu cầu vay vốn bổ sung, vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng

(HMTD):Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định được sử dụng khá phổ biến.

Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng. Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp).

b. Quy trình cho vay KHCN của ngân hàng thương mại

Có thểkhái quát các bước chính trong quy trình cho vay KHCN của các Ngân

hàng như sau:

Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay KHCN củaNgân hàng thƣơng mại

+ Bước 1: Tiếp thịđề xuất tín dụng. Trong bước này cán bộ tín dụng có nhiệm vụ

tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng và thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay mà Ngân hàng đang áp dụng. Căn cứ vào hồ sư tín

dụng của khách hàng và những thông tin về thu nhập, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về sức khỏe tài chính của khách hàng …cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo bộ phận phê duyệt.

+ Bước 2: Thẩm định rủi ro. Đối với những nhu cầu vay đơn giản, món vay nhỏ, hoạt động cấp tín dụng không phải quan thẩm định rủi ro; ngược lại đối với các món vay lớn và phức tạp thì việc thẩm định rủi ro là bắt buộc. Khi báo cáo đề xuất tín dụng được phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho bộ phận quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro theo hướng dẫn của

Ngân hàng. Đểđánh giá rủi ro, Ngân hàng cần phải xác định nguy cơ rủi ro và đánh

giá mức độcác nguy cơ đó nhằm đi đến nhận định mức độ rủi ro chung của khách hàng. Sau khi thu thập và tiến hành phân tích, cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm

định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồsơ trình

các cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro theo quy định.

+ Bước 3: Phê duyệt tín dụng. Là việc Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồsơ vay vốn của khách hàng. Căn cứ vào báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng do bộ phận tín dụng trình lên, lãnh đạo bộ phận có liên quan xem xét phê duyệt đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng.

+ Bước 4: Ký hợp đồng. Khi Ngân hàng đồng ý cấp tín dụng, cán bộ tín dụng tiến hành thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu khách hàng đồng ý, bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản có liên quan. Các hợp đồng phải được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng và khách hàng theo quy

định của pháp luật.

+ Bước 5: Giải ngân. Sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực thi hành, khách hàng gửi cho Ngân hàng các hồsơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay, cán bộ tín dụng căn cứ vào các chứng từ do khách hàng cung cấp tiến hành kiểm tra các căn cứ

phát tiền vay. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, hóa đơn, hợp

với bộ phận nguồn vốn đểxem xét, cân đối khảnăng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn, mua bán, chuyển đổi ngoại tệđối với những khoản vay cần chuyển đổi ngoại tệ, hoặc vay ngoại tệ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của cán bộ cho vay, Ngân hàng sẽ

tiến hành phê duyệt giải ngân và làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

+ Bước 6: Giám sát và kiểm soát. Đây là khâu khá quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng. Trong khâu này, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa. Việc kiểm tra nhằm mục đích đánh giá hiệu quả khai thác các dựán đầu tư, hiệu quả của việc cấp tín dụng, theo dõi phân tích các biến động về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản…để kịp thời nhận diện rủi ro tiền ẩn. Căn cứ kết quả kiểm tra

đánh giá, cán bộ tín dụng tiền hành phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng. Nếu phát hiện có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu bất thường…Cán bộ tín dụng phải đề xuất các

phương án xử lý.

+ Bước 7: Thu nợ và xử lý nợ. Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo

đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng vay chủ động trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn cho Ngân hàng theo kế hoạch đã thỏa thuận. Trong quá trình kiểm tra naếu phát hiện khách hàng vi phạm các cam kết trong hợp

đồng tín dụng, Ngân hàng cũng có thế yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, Ngân hàng sẽ áp dụng một trong các biện pháp sau: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, chuyển nợ quá hạn.

Sau khi khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ cả gốc lẫn lãi, thì Ngân hàng và khácg hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp các tài sản đảm bảo (nếu có) và lưu trữ hồsơ tín dụng đã tất toán.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 31 - 36)