Thực trạng xã hội-môi trường

Một phần của tài liệu Đề tài PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP đà NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 29 - 31)

1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch TP Đà Nẵng

2.3.Thực trạng xã hội-môi trường

2.3.1. Thực trạng

- Vào mùa nắng nóng cao điểm, các bãi biển ở Đà Nẵng thu hút từ 5 - 7 nghìn người mỗi ngày, đặc biệt, vào những ngày lễ hội con số này xấp xỉ 10.000 người. Với sự tập trung lớn du khách như vậy, biển Đà Nẵng hàng ngày phải chịu áp lực của sự ô nhiễm. Những bãi biển trải dài đã bắt đầu bị chia cắt bởi những khách sạn, nhà hàng, resort. Hàng loạt rừng thông ven biển bị chặt phá. Mùa bão cát bay trắng xóa, phủ đầy những con đường và nhà cửa ven biển. Trên bãi cát trắng phau giờ hằn lên những vũng nước đen ngòm đủ thứ rác rưởi, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nếu cứ duy trì tình trạng này, chẳng bao lâu nữa những bãi cát trắng ven bờ vốn làm nên nét đẹp thơ mộng tuyệt vời của bãi biển sẽ bị xóa sổ. Bên cạnh đó, tình trạng nước thải từ các nhà hàng ăn uống, các khu resort đổ trực tiếp ra biển đã làm mất mỹ quan cũng như mất lòng du khách khi đến đây.

- TP. Đà Nẵng đang tiến hành nâng cấp những khu du lịch hiện có và xây dựng thêm những khu du lịch mới. Phát triển du lịch đem lại nguồn thu cho ngân sách thành phố, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển nhiều nơi chưa theo đúng quy hoạch nên ảnh hưởng đến môi trường, giảm sút đa dạng sinh học…

- Nước chảy ra biển là nước thải có nguồn gốc từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và du lịch, vì thế việc ô nhiễm bãi biển là đương nhiên. Trong khi đó, thành phố đang thực hiện đề án "Xây dựng TP. Đà Nẵng thành thành phố môi trường đến năm 2020", liệu đề án này có thành hiện thực khi mà nước biển, cát biển ngày càng bị xâm thực bởi rác thải và nước thải sinh hoạt? Để làm được điều này, ngoài sự ra tay quyết liệt của chính quyền, còn cần ý thức của người dân thành phố, chủ các nhà hàng khách sạn, khu du lịch và chính người đang hưởng lợi trực tiếp từ biển.

25

2.3.2. Kết luận:

2.3.2.1 Điểm mạnh:

+ Môi trường du lịch thành phố đã từng bước được cải thiện. Thành phố đã tập trung chỉ đạo tích cực, phối kết hợp xây dựng môi trường biển với quyết tâm tạo ra một hình ảnh mới cho du lịch biển Đà Nẵng.

+ Tại các bãi tắm biển trên địa bàn thành phố, ngành du lịch đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và công ty môi trưởng đô thị xây dựng các bãi tắm kiểu mẫu.

- Xét ở góc độ phía chính quyền, thành phố đã có những nỗ lực nhất định trong việc quy hoạch phát triển các vùng du lịch, thu hút các dự án du lịch, đảm bảo môi trường du lịch.

2.3.2.2 Điểm yếu:

+ Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo bảo vệ môi trường còn kém.

+ Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường còn thực hiện rất sơ sài.

+ Ô nhiễm môi trường biển cũng là vấn đề đáng quan ngại của du lịch Đà Nẵng. + Việc phát triển nghề đá mỹ nghệ phục vụ du lịch đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

26

Một phần của tài liệu Đề tài PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP đà NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 29 - 31)