Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm Dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bản giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.
27
3.1. Định hướng thị trường khách nội địa
- Về địa bản: tập trung vào các tỉnh phía Bắc, phía Nam, khu vực Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung lân cận; trong đô thị trưởng mục tiêu là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Về đối tượng khách: triển khai những chương trình và giá cả phủ hợp cho từng loại đối tượng như: chương trình cho khách có thu nhập cao, khách có thu nhập thấp. Cựu chiến binh, khách công vụ sinh viên học sinh... đi theo hình thức tập thể. Đặc biệt chú trọng khách hàng mục tiêu là các du khách có thu nhập hoặc khả năng chi trả cao.
3.2. Định hướng thị trường khách quốc tế
Trên quan điểm định hướng trên và đặc điểm thị trưởng, một số thị trường quốc tế mà du lịch Đà Nẵng cần hướng theo thứ tự ưu tiên gồm:
- Thị trường ASEAN
-Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc + Thị trường Tây Âu: Pháp, Đức
- Thị trường Bắc Mỹ: Mỹ, Canada
28
3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
- Thứ nhất, các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng cần thoát khỏi xu hướng du lịch đại chúng của những thập kỷ cuối thế kỷ 20 như đã đề cập ở trên.
-Thứ hai, với xu hướng khách du lịch “ít thời gian, nhiều tiền". Các sản phẩm du lịch của thành phố không cần phải dàn trải trên một địa bàn rộng, khiến du khách phải mất nhiều thời gian di chuyển mà lại thiếu thời gian để tiêu tiền, nên cần những sản phẩm có lựa chọn mang lại giá trị kinh tế cao.
-Thứ ba, cần nắm bắt cơ hội để phát triển “du lịch xanh" khi xu hướng du lịch này đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn trên toàn cầu.
-Thứ tư, cần tạo ra và ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp giải trí và giáo dục.
29
3.4. Quy hoạch du lịch trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng và quan hệcạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á
+ Phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh, tăng cường liên kết ngang, liên kết dọc để tạo giá trị gia tăng thông qua chuỗi giá trị, thúc đẩy marketing du lịch địa phương thông qua hệ thống phân phối du lịch trong và ngoài nước.
+ Khuyến khích sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng sẽ đóng vai trò là điểm kết nối các di sản trong vùng.
+ Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Thúc đẩy phát triển mạng cụm du lịch (liên minh) giữa các quốc gia có biên giới lân cận (chia sẻ thông tin và học tập kinh nghiệm).
30
3.5 Định hướng phát triển không gian du lịch
-Phát triển du lịch phải dựa trên những giá trị và phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, nhu cầu khách hàng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của các địa phương lân cận và cả nước.
-Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cấp các tuyển đường phục vụ du lịch (đường bộ, đường thủy, đường hàng không). Định hướng không gian du lịch mở, quy hoạch một cách tập trung, có hệ thống cũng như đáp ứng đủ hệ thống lưu trú, vui chơi giải trí, thỏa mãn nhu cầu khách hàng là những vấn đề mà du lịch Đà Nẵng cần hướng tới.
-Đà Nẵng khai thác lợi thể có bãi biển đẹp nên hướng Đông là hướng chủ đạo để phát triển không gian du lịch.
-Phát triển du lịch Đà Nẵng hướng về phía Tây với Khu Du lịch Bà Nà và vùng phụ cận; khu vực Hải Văn với sông Trường Định, Đồng Nghệ - Phước Nhơn với hồ Đồng Nghệ.
31
(Một ý tưởng thiết kế cảnh quan cho sông Hàn trong tương lai)