Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Đề tài PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP đà NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 36 - 38)

4.1 Điểm mạnh (strength):

- Các yếu tố tự nhiên:

+ Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp và là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới (quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn)

+ Là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

- Kinh tế xã hội:

+ Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng. Mỗi năm tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 56,1 triệu đồng/người, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước tính tăng 9,4%.

+ Ẩm thực đặc sắc và phong phú với nhiều món ăn tươi ngon, hấp dẫn.

32

- Hạ tầng kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh với các công trình xây dựng phục vụ cho du lịch như: tuyến đường ven biển Hoàng Sa – Trường Sa, các dự án tại bán đảo Sơn Trà. Bà Nà – Suối Mơ, quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn… tạo nên nền móng du lịch Đà Nẵng phát triển

- Xã hội - môi trường:

+ Bên cạnh những thành tựu nổi bật về kinh tế, Đà Nẵng còn được biết đến là địa phương ban hành nhiều chính sách, giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân như: Chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”, Đề án “7000 căn hộ dành cho người có thu nhập thấp”, Dự án Kí túc xá sinh viên và nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động…

+ Môi trường kinh doanh thông thoáng, có sức hấp dẫn: Chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng quan tâm xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách linh hoạt, tập trung đẩy mạnh các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

4.2. Điểm yếu (Weakness):

- Về nguồn lực:

+ Liên kết phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

+ Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch còn yếu và thiếu. Đồng thời, chưa có mô hình đào tạo chuyên nghiệp để phục vụ khách du lịch.

- Kinh tế xã hội: Du lịch Đà Nẵng còn mang tính thời vụ cao, thiếu các sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng, thiếu các dịch vụ mua sắm hấp dẫn; đặc biệt, thiếu các khu mua sắm, khu vui chơi và dịch vụ giải trí về đêm, trong nhà. Do đó, tình trạng du khách trung chuyển qua Đà Nẵng để tiếp tục ra Huế hoặc vào Hội An, Nha Trang… còn chiếm tỷ lệ cao.

-Hạ tầng cơ sở kỹ thuật:

+ Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt, chưa đáp ứng được cho một số lượng lớn khách du lịch đến thành phố.

+ Mạng lưới giao thông tuy khá hoàn chỉnh nhưng hệ thống đường bay Đà Nẵng vẫn còn thiếu các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng

33

- Xã hội – môi trường: Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo bảo vệ môi trường còn kém.

4.3. Cơ hội: (Opportunity)

- Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như quảng bá các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có tiềm năng lớn phát triển loại hình du lịch với mức tăng trưởng cao và đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố.

- Mở ra nhiều thị trường khách du lịch mới (Nga, Châu Âu, Mỹ).

4.4. Thách thức: (Threat)

- Cạnh tranh với các địa phương khác, các thành phố lớn trong nước và khu vực như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Singapore, Bangkok…

- Sự phát triển của công nghệ, thay đổi hình thức hội họp (Chính phủ điện tử, họp trực tuyến…).

- Điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.

34

Một phần của tài liệu Đề tài PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP đà NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)