Khái niệm về tải trọng động

Một phần của tài liệu Giáo trình sức bền vật liệu (Nghề hàn - Cao Đẳng) (Trang 110 - 111)

TÊN MÔN HỌC : SỨC BỀN VẬT LIỆU

10.1 Khái niệm về tải trọng động

10.1.1 Khái niệm

Những tải trọng tác dụng đột ngột hoặc biến đổi theo thời gian được gọi là

tải trọng động. Một cách tổng quát, ta gọi những tải trọng gây ra gia tốc có trị số đáng kể được xét là những tải trọng động.

Tải trọng động tác dụng lên hệ thay đổi một cách đột ngột hoặc biến đổi theo thời gian nên khi đó biến dạng và chuyển vị trong hệ cũng thay đổi theo thời gian nên trong hệ có xuất hiện lực quán tính.

Tải trọng động là tải trọng thay đổi theo thời gian về trị số, phương, vị trí,

gây ra ứng suất, chuyển vị …cũng thay đổi theo thời gian.

Dựa vào đặc tính của tải trọng động ta có thể chia làm các loại sau: + Do chuyển động có gia tốc gây nên:

+ Do dao động gây nên + Do va chạm gây nên

110

10.1.2 Phân loại tải trọng động

- Bài toán chuyển động có gia tốc không đổi ω = const

Ví dụ: Chuyển động của các thang máy, vận thang trong xây dựng, nâng hoặc hạ các vật nặng, trường hợp chuyển động tròn với vận tốc góc là hằng số như các vô lăng hoặc các trục truyền động.

- Bài toán có gia tốc thay đổi và là hàm xác định theo thời gian ω = ω (t). Trường hợp gia tốc thay đổi tuần hoàn theo thời gian, gọi là dao động.

Ví dụ: Bàn rung, đầm dùi, đầm bàn để làm chặt các vật liệu, bài toán dao

động của các máy công cụ, ...

- Bài toán trong đó chuyển động xẩy ra rất nhanh trong một thời gian ngắn, được gọi là bài toán va chạm.

Ví dụ: Phanh một cách đột ngột, đóng cọc bằng búa, sóng đập vào đê đập chắn...

Một phần của tài liệu Giáo trình sức bền vật liệu (Nghề hàn - Cao Đẳng) (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)