Tính mới của giải pháp:

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn (Trang 49 - 55)

Tính mới của đề tài “Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Qúy Đôn” đã đưa ra hệ thống các giải pháp giúp giảm thiểu học sinh bỏ học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để làm tốt công tác duy

trì sĩ số thì các giải pháp phải được triển khai đồng bộ, sự phối hợp của Nhà trường và toàn xã hội để công tác duy trì sĩ số được bền vững.

Đề tài đã đi sâu phân tích và đưa ra các biện pháp tích cực với mục đích nhằm hạn chế việc học sinh bỏ học phù hợp với tình hình tại địa phương

V. Hiệu quả SKKN:

Sau khi áp dụng đề tài(từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019) tỉ lệ học sinh bỏ học đã có sự chuyển biến tích cực, đã giảm hơn nhiều so với những năm trước cụ thể theo bảng sau:

STT Năm học Số HS bỏ học

1 2015 – 2016

(Khi chưa áp dụng đề tài)

21

2 2016 – 2017

(Khi chưa áp dụng đề tài)

22 3 2017 – 2018 (Khi đã áp dụng đề tài) 10 4 2018 – 2019 (Khi đã áp dụng đề tài) 7 (tính đến tháng 4/2019) :

Qua kết quả trên thì hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đã đem lại những thành công nhất định, tất cả các giải pháp đưa ra để áp dụng đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, giải pháp có tính lâu dài thì mới đem lại hiệu quả cao. Tất cả các giải pháp đưa ra nhằm mục đích hạn chế tối thiểu học sinh bỏ học.

Từ việc làm tốt công tác duy trì sĩ số, các hoạt động giáo dục khác của nhà trường cũng được nâng lên, tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần hơn đã giúp chất lượng hai mặt giáo dục nâng cao, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Năm học 2017- 2018 trường THCS Lê Quý Đôn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu tập thể Lao động Tiên tiến xuất sắc và được UBND tỉnh tặng giấy khen.

Công tác duy trì sĩ số của nhà trường được các cấp chính quyền địa phương đánh giá cao, thường xuyên được tuyên dương trong các kỳ họp, sinh hoạt…

Các giải pháp đưa ra vẫn tiếp tục nghiên cứu để áp dụng ở những năm tiếp theo.

Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận:

Sự phối hợp nhà trường với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và tổ dân phố thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc học hiện nay.

Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm báo cáo việc thực hiện chuyên cần của học sinh để kịp thời nắm bắt những học sinh có nguy cơ bỏ học đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và có kế hoạch vận động không để học sinh bỏ học. Muốn thành công trong công tác duy trì sĩ số, vận động học sinh ra lớp, điều cần không thể thiếu của người giáo viên nói chung mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải có một tấm lòng thương yêu học trò thực sự, tâm huyết với nghề và kiên trì, nhẫn nại không ngại khó để đạt được mục đích chính của mình, biết hy sinh “tất cả vì học sinh thân yêu”.

Nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, phương pháp tốt trong công tác vận động và duy trì tốt sĩ số và giáo dục học sinh cá biệt báo cáo kinh nghiệm để đồng nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn luôn thay đổi phương pháp để kích thích, tạo sự hứng thú, vui vẻ cho các em học tập, tránh căng thẳng,

khô cứng vì các em bị mất kiến thức căn bản không theo kịp bạn bè thường nản chí trong học tập sẽ dẫn tới chán học và bỏ học. Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cá biệt nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô giáo là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy trò, làm cho các em thấy được: Mỗi ngày đến trường thực sự là một niềm vui. Dựa vào kết quả của năm học trước, nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình của mỗi lớp,dựa vào năng lực của giáo viên Hiệu trưởng có hướng phân công chủ nhiệm phù hợp với đặc thù của từng lớp.

Việc kiểm tra giám sát là một công việc thường xuyêncủa một giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ nhằm động viên, khích lệ, tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ dù chỉ là một biểu hiện tiến bộ nhỏ.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường nhằm giảm bớt căng thẳng, nhàm chán vì hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi, không muốn đến trường.

Biết vận dụng, kêu gọi các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các cơ quan đóng trên địa bàn, với tấm lòng vàng đóng góp ít nhiều công sức, tiền của cho quỹ khuyến học của nhà trường ngày càng vững mạnh để lấy đó làm cơ sở giúp đỡ những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách tới trường.

II. Kiến nghị:

Chính quyền địa phương thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp. Thường xuyên động viên, quan tâm đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tổ trưởng tổ dân phố, hội phụ nữ, cán bộ phụ trách công tác phổ cập của địa phương bởi họ chính là lực lượng nòng cốt trong công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học

với nhà trường trong việc quản lý học sinh, vận động học sinh ra lớp, tuyên truyền cho các bậc mẹ học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học, quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức cho con em.

Ngoài ra cũng cần có các biện pháp đối với những gia đình không quan tâm đến việc học hành của con cái, thường xuyên có con nghỉ hoc không lý do, bỏ học…Có chế độ khen thưởng cho những gia đình tham gia tích cực phong trào học tập của con em. Muốn vậy, tôi mong chính quyền địa phương, cacs đoàn thể cuar UBND xã cùng cộng đồng trách nhiệm, cùng quan tâm, động viên, có chính sách hỗ trợ cho gia đình những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em tiếp tục tham gia học tập, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Người viết

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn (Trang 49 - 55)