Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu.

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn (Trang 31 - 33)

- Nắm bắt các nguyên nhân bỏ học của học sinh, từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

- Nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh về tầm quan trọng trong việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường và công tác phổ cập giáo dục THCS.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề

Bỏ học của học sinh THCS là trường hợp học sinh bỏ học trước khi hoàn thành bậc THCS trong nhà trường.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng bỏ học của học sinh là sự tác động của các lực lượng giáo dục, để hạn chế, phòng ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.

Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời.

Bậc THCS là một cấp học đang được thiết kế thực hiện theo hướng đổi mới toàn diện và phổ cập giáo dục nhằm giải quyết tốt sự hòa nhập của người học vào môi trường, cải thiện môi trường một cách có hiệu quả. Việc nâng cấp và xây dựng cấp học THCS mới là một bước đi quan trọng tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống với các cấp học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta.

Mục tiêu của giáo dục THCS là cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỉ luật, hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành.

Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội, tiến bộ Khoa học - Công nghệ, củng cố Quốc phòng An ninh.

Ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối

Từ những nguyên nhân trên đã tác động không nhỏ đến cha mẹ học sinh và học sinh. Một số cha mẹ học sinh, học sinh không xác định được động cơ học tập, các em không hứng thú khi đến trường, đến lớp.Từ đó các em chán học rồi bỏ học, trong khi đó cha mẹ các em luôn bận bịu với cuộc sống mưu sinh hàng ngày, không quan tâm đến việc học tập của các con em mình, không quản lí được các em.

Từ cơ sở trên, việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu học sinh bỏ học là vấn đề vô cùng thiết thực và cấp bách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra.

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn (Trang 31 - 33)