Nhận thức của cộng đồng

Một phần của tài liệu Vấn đề hướng nghiệp (Trang 32 - 33)

Nhận thức của cộng đồng về “giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phát triển nhân lực” cũng được xem như một yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp. Theo Nguyễn Văn Lê, toàn xã hội, các ngành, các cấp cần có nhận thức rõ ràng về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu đào tạo nhân lực phải là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Nói cách khác, mọi gia đình, mọi cá nhân phải thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh giá đúng hoàn cảnh kinh tế, khả năng học tập của bản thân mà lựa

chọn con đường học tập cho phù hợp. Cần làm cho toàn xã hội thấy rằng việc hướng nghiệp cho học sinh đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý.

Do đó, cán bộ quản lý giáo dục cần nắm vững quan điểm này, tuy nhiên, cần kết hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của từng địa phương để có nội dung giáo dục hướng nghiệp riêng, phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương đó.

Ngoài ra, ở Việt Nam còn xuất hiện tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” do tâm lý trọng sự học và trọng bằng cấp đã ăn sâu trong văn hóa Việt Nam, xã hội thường trọng người “có chữ”, “có học”, thang đo giá trị con người là bằng cấp. Do đó, cần thay đổi dần nhận thức về nghề nghiệp, không có nghề nào là thấp kém, nghề nào cũng vinh quang, cũng giúp học sinh cống hiến cho sự phát triển của đất nước, gia đình và bản thân mình. Từ đó, cần xóa bỏ quan niệm “Đại học là con đường thành công duy nhất” để mạnh dạn theo học nghề và làm những nghề phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

Một phần của tài liệu Vấn đề hướng nghiệp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w