Nhận thức của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Vấn đề hướng nghiệp (Trang 33 - 36)

Nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác hướng nghiệp vì cần xem đây là nhiệm vụ của cả hội đồng sư phạm nhà trường chứ không phải của bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào. Sự

phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ xuyên suốt, nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân trong trường chính là điểm cộng giúp cho giáo dục hướng nghiệp hiệu quả hơn, đặc biệt trong việc truyền lửa yêu lao động và giúp các em có thái độ đúng đắn đối với lao động. Ngoài ra, sự tin tưởng của học sinh đối với đội ngũ thầy, cô giáo cũng có ảnh hưởng tích cực khi thầy cô cho lời khuyên định hướng nghề nghiệp dựa vào quá trình theo dõi năng lực, sở thích của học sinh. Thực tế này đòi hỏi mỗi giáo viên, nhân viên của nhà trường cũng cần được tập huấn, hướng dẫn nghiêm túc, khoa học về nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, đặc biệt bám sát mục tiêu phát triển nhân lực của địa phương và cả nước, không định hướng một cách tùy tiện, nghề nào cũng được hoặc không có nghề nào là phù hợp với học sinh cả.

2.4.11. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng quản lý giáo dục hướngnghiệp nghiệp

Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông như: điều kiện về cơ sở vật chất; bộ máy tổ chức giáo dục hướng nghiệp; công tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp của nhà trường; các phương pháp thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin giáo dục hướng nghiệp đến giáo viên và học sinh; việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp cũng như công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục hướng nghiệp và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá nhằm cải tiến chất lượng giáo dục hướng nghiệp .

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP3.1. Nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp 3.1. Nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp

Nhằm tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác hướng nghiệp, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về công tác hướng nghiệp. Cung cấp những thông tin về kinh tế xã hội, nhu cầu lao động nhằm hướng cho hoạt động công tác hướng nghiệp giải quyết đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội.

3.2. Cụ thể hóa các nội dung trong lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp chohọc sinh học sinh

Mục đích biện pháp: Giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, xây dựng được những phương án cụ thể, tối ưu, liên kết được sự tương tác giữa các bộ phận, cá nhân để đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện diễn ra đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch; Nhằm giúp kiểm soát tiến độ, chất lượng của hoạt động hướng nghiệp theo mục tiêu đề ra, cần linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng, đổi mới cách thức tiến hành để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thông qua việc.

3.3. Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp chohọc sinh học sinh

Nhằm mục đích đáp ứng đúng nguyện vọng của học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở thích bản thân và yêu cầu của xã hội; Thu hút sự tham gia của tất cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục cho học sinh; Đảm bảo hoạt động hướng nghiệp diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch; Tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục đạt hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đặt ra và khắc phục những hạn chế cần thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức xây dựng nội dung hướng nghiệp linh hoạt, phong phú và bám sát mục tiêu giáo dục;

- Chỉ đạo giáo viên tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các hình thức dạy học;

- Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp;

- Đẩy mạnh công tác phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề… trong hoạt động hướng nghiệp.

3.4. Chuẩn hóa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệpcho học sinh cho học sinh

Xây dựng bộ tiêu chuẩn tham chiếu trong quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông; kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả GDHN, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp tiếp theo.

3.5. Tăng cường các điều kiện và nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục hướngnghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng nghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng

Nhằm tăng cường nguồn cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động hướng nghiệp; huy động nguồn tài chính cho các hoạt động tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất. Tận dụng nguồn lực ngoài nhà trường, nhu cầu và tiếng nói của những đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong tương lai, góp phần làm đa dạng, phong phú lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

Một phần của tài liệu Vấn đề hướng nghiệp (Trang 33 - 36)