Bài 7 : Hàn giáp mối kvc có khe hở-vị trí 2g
7.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn
Trong sản xuất hàn, khâu kiểm tra không nhất thiết phải là khâu cuối cùng. Nhiều khi nguyên công kiểm tra được tiến hành xen kẽ giữa các nguyên công. Mặt khác các khuyết tật hàn như đã giới thiệu, rất đa dạng và phức tạp. Việc tiến hành kiểm tra cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau- riêng rẽ hoặc phối hợp.
Dựa vào tác động đến vật liệu hay sản phẩm hàn người ta chia các phương pháp kiểm tra làm hai nhóm: các phương pháp kiểm tra bằng phá hủy (KTPH) và các phương pháp kiểm tra không phá hủy (KTKPH, gọi theo tiếng Anh Non- Destructive Testing)
Các phương pháp phá hủy
Thử nghiệm phá hủy thường được tiến hành trên mẫu đối chứng, trên mô hình và đôi khi trên chính sản phẩm. Mẫu đối chứng được hàn theo công nghệ và vật liệu đúng theo liên kết hàn. Theo lệ thường các thử nghiệm cho phép nhận được các số liệu đặc trưng của độ bền, chất lượng và độ tin cậy của liên kết. Nếu hàn và thử phá hủy mẫu trong phòng thí nghiệm thì những thử nghiệm này đặc trưng cho chất lượng các mẫu không có khuyết tật sản xuất. Người ta thử nghiệm cơ tính kim loại và liên kết hàn bằng kéo, uốn, va đập... Theo đặc trưng tải trọng tiến hành thử tĩnh, động và mỏi.
Các phương pháp thử nghiệm “không mẫu” như kiểm tra độ cứng, phân tích kim tương, phân tích hóa học, kiểm tra ăn mòn cũng được xếp vào nhóm này.
74
Các phương pháp không phá hủy
Kiểm tra không phá hủy (KTKPH) là sử dụng các phương pháp vật lý để phát hiện các khuyết tật bên trong cấu trúc vật liệu, chi tiết, sản phẩm... mà không làm tổn hại đến khả năng hoạt động, chịu tải sau này của chúng. KTKPH liên quan đến việc phát hiện khuyết tật trong vật kiểm nhưng tự bản thân nó không thể dự đoán những nơi nào khuyết tật sẽ hình thành và phát triển.
Đặc điểm – Các phương pháp KTKPH có đặc điểm chung: - Sử dụng một môi trường để kiểm tra sản phẩm
- Sự thay đổi trong môi trường kiểm tra chứng tỏ trong vật kiểm tồn tại bất liên tục.
- Là phương tiện để phát hiện sự thay đổi trong môi trường kiểm tra.
- Giải đoán những thay đổi để nhận biết các thông tin về khuyết tật trong vật kiểm.
Phân loại
KTKPH được chia ra theo SNT-TC-1A-2006: - Phát xạ âm
- Điện từ - gồm bốn phương pháp:
+ Đo trường dòng xoay chiều (AC Field Measurement) + Dòng xoáy
+ Rò thông lượng (Flux Leakage) + Trường xa (Remote Field) - Laser - gồm hai phương pháp: + Đo biên dạng
+ Toàn ảnh laser (Holography/ Shearography) - Rò rỉ (Thử kín) - gồm bốn phương pháp: + Thử bọt
+ Thay đổi áp suất + Halogen Diode
+ Đo khối phổ (Mass Spectrometer) - Thấm mao dẫn
- Rò từ thông (Magnetic Flux Leakage) - Chụp ảnh neutron
75 - Chụp ảnh bức xạ - Nhiệt/ Hồng ngoại - Siêu âm - Phân tích dao động - Ngoại dạng
Đối với liên kết hàn 2G ta tiến hành
Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối hàn bằng thước để xác định:
- Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn. - Cạnh của mối hàn.
- Chiều cao mối hàn.
- Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn.
- Khuyết tật của mối hàn: cháy cạnh, lẫn xỉ...
Sau khi hàn, ngoài việc kiểm tra kích thước dung sai theo các phương pháp thông thường còn phải đánh giá chất lượng.Trước tiên phải nhìn bằng mắt thường hoặc kính lúp xem sản phẩm có bị nứt, rãnh cắt, cháy thủng, chảy loang, không ngấu chân, lệch mép...hay không? Một vài khuyết tật trong số đó không thể chấp nhận được, phải phá ra hàn lại. Khi quan sát ngoại dạng (VT) người ta cũng xác định được khuyết tật hình dáng mối hàn, phân bố vảy, đặc trưng phân bố kim loại trong hàn đắp, không ngấu, không thấu...
Những dụng cụ quang học dùng trong quá trình kiểm tra bằng mắt.
a)- Gương (phẳng hoặc cầu); b)- Kính lúp có độ phóng đại 2 –3 lần; c)- Thiết bị khuếch đại ánh sáng, độ phóng đại 5 –10 lần; d)- Kính kiểm tra gắn thang đo, độ phóng đại
76
Mỗi một phương pháp hàn, cũng như vị trí không gian của mối hàn đều có dạng mặt ngoài đặc trưng. Vảy xếp không đều, chiều rộng chiều cao đường hàn thay đổi là do dao động công suất, hồ quang tắt đột ngột hoặc mỏ hàn không ổn định.
Khi hàn trong khí bảo vệ hoặc chân không mặt ngoài mối hàn phải nhẵn bóng, không có vảy và dạng của nó như dải kim loại nóng chảy. Hàn titan và các vật liệu có hoạt tính cao cần phải kiểm tra màu sắc và độ lớn vùng chạy màu.
Dưỡng vạn năng: a)- hình dáng; b) & c)- đo chiều cao mối hàn góc; d)- đo chiều cao hàn giáp mối; e)- đo khe hở
Khi quan sát ngoại dạng, bề mặt vật kiểm cần phải đủ độ sáng và tầm nhìn phải thích hợp. Thông số hình học được đo bằng dưỡng hoặc các dụng cụ đo khác.
Chỉ sau khi quan sát ngoại dạng để kiểm tra khuyết tật bên ngoài, người ta mới dùng tiếp các phương pháp vật lý- cơ học, hóa học để xác định khuyết tật bên trong. Kiểm tra ngoại dạng cẩn thận- thường là nguyên công rất đơn giản- có thể cũng được dùng để cảnh báo và phát hiện khuyết tật đạt hiệu quả cao.
B THẢO LUẬN
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 - 5 học sinh (tùy theo số lượng học sinh mỗi lớp).
Thảo luận làm rõ các nội dung sau;
1. Ảnh hưởng của góc độ, dao động que hàn đến hình dáng và kích thước của mối hàn.
77
C THỰC HÀNH
7.1 Vật tư – Thiết bị - Dụng cụ. TT Tên vật tư-Thiết bị -
Dụng cụ cách Quy Đơn vị Số
lg/1nhóm Ghi chú
1 Máy hàn hồ quang tay 500A AC/DC Bộ 01 2 Ống sấy que hàn 5 kg, Max 2400C Ống 01
3 Máy mài cầm tay =100 Chiếc 01
4 Mặt nạ hàn Đội đầu
hoặc cầm tay
Chiếc 4
5 Mỏ lết 300 Chiếc 1
6 Tuốc lơ vít 4 cạnh Cái 1
7 Kìm rèn Cái 1
8 Găng tay Đôi 4
9 Yếm da Cái 4
10 Thước kiểm tra mối hàn
Thước
vạn năng Chiếc 01
11 Búa nguội 500g Chiếc 01
12 Thước lá 1000 Chiếc 01 13 Ke vuông 200 Chiếc 01 14 Thép tấm 200 x100x6 Tấm 08 200 x 100x8 Tấm 08 7.2 Bản vẽ liên kết hàn
78
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật
7.3 Quy trình thực hiện TT Nội dung công việc Dụng cụ Thiết bị
Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được
1 Chuẩn bị - Đọc bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn đúng kích thước
- Mối hàn không bị khuyết tật
- Nắm được các kích thước cơ bản - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn Thước lá, búa tay, máy mài cầm tay, bàn trải thép - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia - Phôi đúng kích thước - Gá đính Thiết bị hàn hồ quang tay - Mối đính nhỏ gọn, đủ bền, đúng vị trí - Chọn chế độ hàn từng lớp hợp lý 2 Tiến hành hàn Thiết bị hàn hồ quang tay - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
79 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° 75°85° - Ngồi đúng tư thế, que hàn đúng góc độ - Bắt đầu và kết thúc đường hàn đúng kỹ thuật 3 Kiểm tra Thước kiểm tra mối hàn 60 50 40 0 1 /4 1 /2 3 /4 1 0 5 10 15 20 IN MM MM 15 1/2 MM IN 60 50 40 0 1 /4 1 /2 3 /4 1 0 5 10 15 20 IN MM MM 15 1/2 MM IN 60 50 40 0 1 /4 1 /2 3 /4 1 0 5 10 15 20 IN MM MM 15 1/2 MM MM IN IN - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn D ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
TT Tiêu chí đánh giá phương pháp Cách thức và đánh giá Điểm tối đa Kết quả thực hiện của người học I Kiến thức 1 Chọn chế độ hàn của mối hàn giáp mối thép tấm ở vị trí 2G Làm bài tự luận và trắc nghiệm, đối chiếu với nội dung bài học 4 1.1 Trình bày cách chọn đường kính que hàn chính xác 1,5 1.2 Trình bày cách chọn cường độ dòng điện hàn chính xác 1,5 1.3 Trình bày cách chọn điện thế hàn chính xác 1
2 Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối thép tấm ở vị trí 2G đúng
Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học
80 3 Trình bày cách khắc phục
các khuyết tật của mối hàn phù hợp
Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học
1,5 4 Trình bày đúng phương pháp
kiểm tra chất lượng mối hàn (kiểm tra ngoại dạng mối hàn )
Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học
1,5
Cộng 10 đ
II Kỹ năng
1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị đúng theo yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập
1
2 Vận hành thành thạo thiết bị hàn điện hồ quang tay
Quan sát các thao tác, đối chiếu với quy trình vận hành
1,5
3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng theo yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập 1,5 4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn giáp mối thép tấm ở vị trí 2G
Kiểm tra các yêu cầu, đối chiếu với tiêu chuẩn.
1 5 Sự thành thạo và chuẩn xác
các thao tác khi hàn giáp mối thép tấm ở vị trí 2G
Quan sát các thao tác đối chiếu với quy trình thao tác.
2
6 Kiểm tra chất lượng mối hàn
Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy trình kiểm tra
3 6.1 Mối hàn đảm bảo độ sâu
ngấu 0,5
6.2 Mối hàn đúng kích thước (bề rộng b, chiều cao h của mối hàn ).
1
81 (cháy cạnh, chảy xệ, lẫn xỉ)
6.4 kết cấu hàn biến dạng trong
phạm vi cho phép 0,5
Cộng 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với nội quy của trường.
1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp
học 1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc
Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu với tính chất, yêu cầu của công việc.
1 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện bài tập 1 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ, nhóm Quan sát quá trình thực hiện bài tập theo tổ, nhóm 1
2 Đảm bảo thời gian thực hiện
bài tập Theo dõi thời gian thực hiện bài tập, đối chiếu với thời gian quy định.
2
3 Đảm bảo an toàn lao động và
vệ sinh công nghiệp Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy định về an toàn và vệ sinh công nghiệp
3 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn 1 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động(
quần áo bảo hộ, giày, mũ, yếm da, găng tay da,…)
1 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng
quy định 1
82
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Tiêu chí đánh giá Kết quả thực hiện Hệ số Kết qủa học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
Cộng
E CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Kiến thức:
Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn cho mối hàn giáp mối vị trí ngang 2G với chiều dày phôi là 8 mm.
Câu 2: Hãy nêu kỹ thuật hàn giáp mối có vát cạnh vị trí hàn ngang 2G.
Kỹ năng:
Bài tập ứng dụng: Hàn tấm 2G - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 2G
- Phương pháp hàn: SMAW
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương. - Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương.
- Thời gian: 1,5 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn đúng kích thước - Mối hàn không bị khuyết tật
83
CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG
1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo qui định. Nếu học sinh lựa chọn sai phương pháp, sai vị trí hàn bài đó sẽ bị loại và không được tính điểm.
2. Có thể sử dụng bàn chải sắt để làm sạch bề mặt mối hàn.
3. Phôi thi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn. 4. Hàn đính
- Các mối hàn đính có chiều dài không quá 15 mm. 5. Phương pháp hàn.
- Hàn hồ quang tay: SMAW - MMA - 111.
6. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút. 7. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau:
Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau: a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm
- Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 5% thời gian cho phép sẽ không được đánh giá.
- Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thi.
84