Bài 8 Hàn giáp mối vát cạnh chữ v-vị trí 2g
8.1 Vị trí mối hàn 2G trong không gian
85 8.2 Tính chế độ hàn 8.2.1 Đường kính que hàn Áp dụng công thức: 1 2 S d Trong đó: d :là đường kính que hàn (mm) s: Chiều dầy vật liệu (mm)
Vì mối hàn thực hiện ở vị trí hàn ngang trong suốt quá trình hàn kim loại mối hàn chịu tác dụng của trong lực dễ sinh ra khuyết tật để giảm bớt khuyết tật có thể xảy ra chúng ta chọn đường kính nhỏ..
8.2.2 Cường độ dòng điện hàn
Khi hàn ở vị trí ngang do kim loại lỏng của bể hàn chịu tác dụng của trong lực luôn có xu hướng rơi xuống dưới. Để khắc phục hiện tượng này, ta phải giảm lượng nhiệt của bể hàn xuống giới hạn cho phép. Vì vậy Ih giảm 10 ÷ 15 % so với hàn bằng.
Áp dụng công thức : I = ( β + α.d ).d (A)
Trong đó:
β, α :là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20, α = 6) d :là đường kính que hàn (mm)
8.2.3 Điện áp hàn
Áp dụng công thức:
Uh = a + b.Lhq
Trong đó :
a :là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V.
b :là tổng điện áp rơi trên một đơnvị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7 V/cm. Lhq:là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm)
Thay số ta được : Uh= (20 ÷ 25) V. Khi hàn giáp mối vị trí ngang chọn hồ quang ngắn nên ta chọn Uh = 21 V.
86
8.3 Kỹ thuật hàn 2G
Kỹ thuật hàn ngang vát cạnh
- Góc độ que hàn.
+ Góc độ que hàn so với trục mối hàn (theo hướng hàn) khoảng 700
850, so với tấm dưới từ 800 850(hình vẽ). vh 700-850
- Phương pháp dao động que hàn.
+ Phương pháp đưa que hàn theo hình răng cưa:
Cho đầu que hàn chuyển động liên tiếp theo hình răng cưa hướng về phía trước và ở hai cạnh mối hàn thì ngừng một lúc để đề phòng khuyết cạnh.
Mục đích là khống chế tính lưu động của kim loại chảy và bề rộng mối hàn để cho mối hàn hình thành tương đối tốt.
Phương pháp này dễ thao tác, cho nên trong sản xuất được dùng tương đối nhiều nhất là khi hàn những tấm thép có chiều dày.
Khi que hàn lên cạnh trên mối hàn phải rút ngắn chiều dài hồ quang và dừng lại một chút để kịp làm nóng chảy phía trên và kim loại lỏng có thời gian kết dính, tránh bị chảy sệ (hình vẽ).
Nối tiếp đường hàn thực hiện tương tự như hàn ngang giáp mối chữ I.
L hq ng¾n Lhq trung b×nh 8 00-850
87 vh * Gây hồ quang và hàn lớp thứ nhất (hình vẽ)
- Lắp vật hàn lên đồ gá ở vị trí ngang và thẳng đứng( Thấp hơn mắt người hàn khoảng 50mm)
- Tư thế và phương pháp gây hồ quang tương tự như bài hàn ngang giáp mối không vát mép
- Khi hàn cần đảm bảo đúng góc độ của que hàn như ( hình vẽ)
- Dùng que hàn 2.5(mm) điều chỉnh dòng điện hàn ở mức 65~ 70(A) - Que hàn di chuyển theo hình bán nguyệt
- Que hàn di chuyển từ trái qua phải trong quá trình hàn luôn quang sát sự nóng chảy của hai mép hàn và bể hàn để biết đường hàn có ngấu và lồi ra phía sau không
- Tại điểm đầu và điểm cuối đường hàn cần điều chỉnh góc độ của que hàn sao cho que hàn tạo với hướng hàn một góc 900
- Khi hàn luôn giữ hồ quang ngắn đồng thời phải dừng lại ở 2 bên cạnh hàn một chút 700
850
850
88
* Ngắt hồ quang và nối mối hàn:
- Khi ngắt hồ quang ta từ từ rút ngắn hồ quang và ngắt nhanh
- Khi nối mối hàn ta gõ xỉ làm sạch tại điểm nối dài khoảng 20~30mm, sau đó dùng đá
mài tay hay đục nguội tẩy bớt lớp kim loại chỗ nối để đảm bảo khi nối không bị lỗi
- Mồi hồ quang lui xuống phía sau cách điểm nối khoảng 10 15(mm). Sau đó từ từ di chuyển hồ quang đến điểm nối quan sát điều chỉnh cho kim loại đẩy lùi về phía mặt sau và tiến hành hàn
89
- Gõ xỉ làm sạch lớp thứ nhất bằng máy mài và bàn chải sắt
- Dùng que hàn 3,2(mm) điều chỉnh dòng điện hàn ở mức 100110(A) - Hàn từ trái qua phải và chuyển động ngang que hàn theo hình tròn lệch - Khi hàn luôn giữ hồ quang ngắn
- Hàn lớp 2 mỏng và phẳng
* Hàn lớp 3
- Ta thực hiện hàn 2 đường tạo thành một lớp - Gõ xỉ và làm sạch lớp thứ 2
- Dùng que hàn 3,2(mm) . Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (90100 (A) - Các đường hàn bắt đầu từ dưới lên trên
- Thay đổi và giữ góc độ của que hàn theo đúng hình vẽ
- Điều chỉnh kim loại cho chiều cao mối hàn thấp hơn bề mặt vật hàn khoảng (0,51)mm là hợp lý nhất
- Trong quá trình hàn thường xuyên quan sát sự nóng chảy ở hai bên cạnh hàn để điều chỉnh tốc độ hàn và bước tiến cho phù hợp
90
* Hàn lớp 4( lớp phủ mặt)
- Ta thực hiện hàn 3 đường tạo thành một lớp
- Dùng que hàn 3,2(mm) . Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức (90100 (A) - Góc độ của que hàn cần điều chỉnh theo từng đường hàn cho phù hợp( hình vẽ)
- Điều chỉnh tốc độ hàn sao cho mối hàn cao hơn bề mặt vật hàn 12 (mm) - Điều chỉnh cho bề rộng mối hàn lớn hơn 2 (mm), so với bề rộng mép hàn - Que hàn di chuyển theo hình răng cưa nhỏ luôn duy trì chiều dài hồ quang ngắn
- Sau khi hàn xong gõ xỉ và làm sạch cẩn thận toàn bề mặt vật hàn