Vận hành máy cắt con rùa

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo phôi hàn (Nghề hàn - Cao Đẳng) (Trang 72 - 76)

Bài 2 : Chế tạo phôi hàn từ vật liệu tấm bằng máy cắt khí con rùa

2.2 Vận hành máy cắt con rùa

2.2.1 Kiểm tra xả khí (Hình 2.12) Hình 2.12: Kiểm tra khí

Hình 2.13: Lắp van giảm áp ôxy

2.2.3 Lắp van giảm áp axetylen. (Hình 2.14)

- Kiểm tra van giảm áp đúng chủng loại và cổ chai khí phải có gioăngrồi mới lắp ráp.

- Để van giảm áp nghiêng khoảng 450

- Lắp van giảm áp khí axêtylen vào bình khí axêtylen sao cho lỗ xả khí của van an toàn quay xuống phía dưới

Hình 2.14: Lắpvan giảm áp

- Thổi và lau sạch bụi bẩn ở phần đầu nối.

- Quay cửa xả khí phía trái người

thao tác.

- Mở và đóng nhanh van bình khí từ (12) lần để xả bụi bẩn.

- Kiểmtra ren rồi lắp van giảm áp.

2.2.2 Lắp van giảm áp ôxy. (Hình 2.13)

- Kiểm tra van giảm áp đúng chủng loại và cổ chai khí phải có gioăng rồi mới lắp ráp.

- Lắp van giảm áp ôxy vào bình

ôxy để van giảm áp nghiêng khoảng 450

- Dùng mỏ lết xiết chặt đai ốc.

Hình 2.15: Nới nỏng vít điều chỉnh

2.2.5 Lắp thiết bị ngăn lửa tạt lại. (Hình 2.16)

Khi lắp thiết bị ngăn lửa tạt lại kiểu khô ta có thể lắp tại mỏ cắt, chỗ nối dây hoặc lắptại van giảm áp theo đường khí cháy.

Hình 2.16: Lắp thiết bị ngăn lửa tạt lại

2.2.6 Gá lắp mỏ cắt (Hình 2.17).

- Căn cứ vào chiều dày vật cắt để lựa chọn pép cắt cho phù hợp. Lắp pép

cắt vào thân mỏ cắt và gá lắp vào cơ cấu gá máy cắt con rùa. Khi lắp chú ý cẩn thận tránh làm hỏng độ côn của pép cắt.

2.2.7 Lắp ống dẫn khí

- Lắp ráp đường ống dẫn khí từ chai chứa khí qua van giảm áp dẫn đến máy cắt và ra mỏ cắt.

2.2.4 Nới lỏng vít điều chỉnh van giảm áp. (Hình 2.15)

Nới lỏng vít điều chỉnh ngược chiều kim đồng hồ tới khi quay nhẹ tay. Sau đó lại vặn cùng chiều kim đồng hồ tới khi màng cao su vừa bắt đầu ép vào thì dừng.

- Trong kỹ thuật hàn, cắt khí thường dùng hai loại ống đã được trình bày như ở (bài 01): ống dẫn bằng kim loại và ống dẫn bằng cao su.

Ống dẫn bằng kim loại được cố định trong các phân xưởng hoặc lắp giữa

các máy sinh khí C2H2 với các phụ tùng. Ống cao su được nối từ bình O2 hoặc máy sinh khí đến mỏ hàn,cắt để công nhân thao tác.

Hình 2.19: Lắpống dẫn khí bằng cao su vào máy cắt

2.2.8 Đặt tấm kim loại lên bàn cắt (H 2.20)

- Hiệu chỉnh đường vạch dấu cắt song song với đường ray của xe tự hành.

2.2.9 Đặt đường ray nằm trên tấm kim loại.

- Đặt đường ray cách đường vạch dấu khoảng từ 200 ÷ 300 mm.

2.2.10 Đặt máy cắt nằm trên đường ray (Hình 2.21)

Xác định vị trí đặt đường ray sao cho tầm với của mỏ cắt nằm trong giới hạn điều chỉnh và song song với đường vạch dấu cần cắt.

Hình 2.21: Đặt đường ay và máy cắt vào vị trí Hình 2.20 :Tấm kim loại đã vạch dấu đặt trên bàn cắt

2.2.11 Cấp nối nguồn điện vào máy cắt (Hình 2.22)

- Kiểm tra nguồn điện xem có đúng với thông số được sử dụng (220V)

- Tắt công tắc trước khi nối nguồn điện.

- Lắp dây dẫn điện sao cho không ảnh hưởng đến xe tự hành.

- Sự sắp xếp các ống dẫn khí và dây dẫn điện gọn gàng.

Hình 2.22: Cấp nối nguồn điện

2.2.12 Hiệu chỉnh góc độ của mỏ cắt (Hình 2.23)

- Nới vít hãm trên ống giữ mỏ cắt để điều chỉnh cho mỏ cắt thẳng đứng.

- Đặt vạch chuẩn trên mỏ cắt trùng với vạch 00trên ống giữ.

- Điều chỉnh cho đầu mỏ cắt cách bề mặt của kim loại cắt khoảng 7-10 mm. - Dùng tay đẩy xe tự hành dọc đường ray và kiểm tra, hiệu chỉnh đảm bảo mỏ cắt di chuyển đúng vị trí của đường cắt.

Hình 2.24: Kiểm tra xe chạy thử Hình 2.23: Hiệu chỉnh góc độ mỏ cắt

2.2.13 Kiểm tra xe tự hành chạy (Hình 2.24)

- Khi thực hiện lắp ráp các thiết bị xong, ta kiểm tra lại toàn bộ đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Lúc này ta có thể vận hành máy, cho máy chạy thử.

- Thay đổi vị trí công tắc và kiểm tra tốc độ chạy, hướng chạy của máy. - Xoay núm điều chỉnh tốc độ và kiểm tra sự thay đổi tốc độ của xe tự hành.

- Khi thiết bị được hiệu chỉnh ta tạm xoay công tắc về vị trí STOP, Sau đó tắt công tắc nguồn.

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo phôi hàn (Nghề hàn - Cao Đẳng) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)