Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 46 - 51)

Thống kê mô tả với các biến trong mô hình được trình bày theo các tiêu chí sau: số quan sát, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung bình tổng thể và độ lệch chuẩn của mẫu điều tra.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hìnhBiến Số quan Biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình tổng thể Độ lệch chuẩn Khả năng hoàn trả nợ 180 0 1 0.730 0.446 Thu nhập 180 4.400 32.400 9.335 4.887 Giới tính 180 0 1 0.400 0.491 Tình trạng hôn nhân 180 0 1 0.620 0.486 Số tiền vay 180 51 1,200 307.060 297.572 Tài sản đảm bảo 180 0 1 0.730 0.443 Thời hạn vay 180 6 72 27.530 16.004

Tiền gửi tích lũy 180 0 650 144.630 119.218 Tình trạng sở hữu nhà ở 180 0 1 0.710 0.455

Nguồn: Trích xuất kết quả từ phần mềm SPSS

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy biến phụ thuộc khả năng hoàn trả nợ là biến nhị phân và biến giới tính, tình trạng hôn nhân, tài sản đảm bảo, tình trạng sở hữu nhà ở của người ra quyết định vay và hoàn trả là biến giả, chỉ nhận hai giá trị 0 và 1 nên khó có thể nhận xét, phân tích tại bảng. Do đó, năm biến này sẽ được mô tả trong bảng 4.2 để phân tích tần suất của năm biến được nêu ở trên.

Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện các biến trong mô hình

Biến Tần suất

Khả năng hoàn trả nợ Trả được nợ (đúng hạn) 131

Có nợ quá hạn 49

Giới tính người ra quyết định vay và hoàn trả

Nam Nữ

72 108 Tình trạng hôn nhân Có gia đình

Độc thân, ly dị, góa 112 68 Tài sản đảm bảo Có TSĐB Không có TSĐB 132 48 Tình trạng sở hữu nhà ở Có nhà riêng Không có nhà riêng 128 52 Nguồn: Trích xuất kết quả từ phần mềm SPSS

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng phải có tối thiểu 5 giá trị quan sát cho mỗi biến dự báo. Mẫu nghiên cứu của đề tài gồm 180 khách hàng được chọn ngẫu nhiên trong tất cả các hồ sơ khách hàng cá nhân có giao dịch vay vốn tại đơn vị nghiên cứu trong giai đoạn từ 01/01/2012 – 31/12/2016, trong đó số khách hàng có nợ quá hạn là 49 khách hàng, chiếm tỷ trọng 27.2%, tương ứng là 131 khách hàng trả được nợ và tỷ trọng 72.8% đối với trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ. Như vậy, mẫu nghiên cứu đã đảm bảo điều kiện cần thiết để cho ra kết quả tốt và suy rộng ra cho tổng thể.

Thu nhập: thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng cá nhân nhìn chung tương đối cao, bình quân ở mức 9.34 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập trong mẫu nghiên cứu ở mức cao do đối tượng được nghiên cứu ở đây chủ yếu là các khách hàng cá nhân làm nghề buôn bán và sản xuất kinh doanh. Do đó thu nhập của họ tương đối ổn định.

Trình độ học vấn của những đối tượng này cũng tốt nên cũng dễ dàng trong việc xin được việc làm có thu nhập cao và ổn định. Khoản thu nhập này chủ yếu để phục vụ cho việc trang trải các chi phí sinh hoạt hằng ngày như ăn, ở và đáp ứng các nhu cầu khác như vui chơi, giải trí…Nếu xét riêng về hoàn cảnh kinh tế tại địa phương của đơn vị nghiên cứu thì ở mức thu nhập này cuộc sống cũng tương đối tốt, không tạo nên nhiều áp lực cho việc hoàn trả nợ nếu có phát sinh.

Giới tính: trong 180 mẫu được chọn có 131 khách hàng có khả năng hoàn trả nợ tốt, trả được nợ đúng hạn, chiếm 73% tổng thể, số khách hàng có nợ quá hạn chiếm 27%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số người đi vay là nữ giới chiếm tỷ trọng cao trong mẫu điều tra, chiếm 60%, nam giới chiếm 40%. Trong 131 khách hàng có khả năng trả nợ chỉ có 46 khách hàng là nam giới chiếm 35.11%, còn lại 85 khách hàng chiếm 64.89% là nữ giới. Trong khi 49 khách hàng không trả được nợ lại có đến 27 khách hàng là nam giới chiếm 55.1%, còn lại 22 khách hàng là nữ giới chiếm 44.9%. Trên thực tế, thường trong gia đình, khi nữ giới là người đi vay sẽ có khả năng trả nợ cao hơn vì nữ giới thường được đánh giá cao hơn nam giới ở khía cạnh quản lý và sử dụng tiền bạc, đặc biệt là trong chi tiêu của gia đình, nữ thường có ý thức tiết kiệm cao hơn, thường có kế hoạch tỉ mỉ cho việc nên tiêu tiền vào mục đích nào là phù hợp và tiết kiệm cho tương lai.

Tình trạng hôn nhân: có đến 62.2% khách hàng trong mẫu nghiên cứu đã có gia đình, phần còn lại 37.8% là những khách hàng độc thân, hoặc li dị và góa. Xét về khía cạnh lý thuyết người đã lập gia đình sẽ sống có trách nhiệm hơn, họ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với người chưa lập gia đình, do vậy rủi ro không trả được nợ sẽ thấp hơn, khi một người bước vào cuộc sống hôn nhân, lúc này họ sẽ sống có trách nhiệm hơn và cẩn trọng hơn trong mỗi hoạt động của mình.

Số tiền vay:về lý thuyết khoản vay càng lớn áp lực trả nợ sẽ càng cao và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng. Theo thống kê có khoảng 7.2% số khách hàng trong mẫu nghiên cứu có mức dư nợ vay trên 1 tỷ đồng, số khách hàng vay từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ chiếm khoảng 6.1%, số còn lại là dưới 500 triệu đồng.

Dư nợ cao nhất trong mẫu quan sát là 1.2 tỷ đồng, nhỏ nhất là 51 triệu đồng, quy mô dư nợ bình quân khoảng 307 triệu đồng.

Tài sản đảm bảo: là giá trị tài sản cầm cố hoặc thế chấp, phần nào thể hiện năng lực tài chính của khách hàng. Giá trị tài sản đảm bảo càng cao đồng nghĩa năng lực tài chính của khách hàng càng cao và khả năng đảm bảo cho khoản vay càng tốt. Điều đó ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trong mẫu nghiên cứu số khách hàng vay có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 73.3 %, còn lại là lượng khách hàng vay không có tài sản đảm bảo chỉ chiếm 26.7%. Điều này cho thấy việc cho vay có tài sản đảm bảo khá an toàn của Sacombank trong hoạt động tín dụng cá nhân.

Thời hạn vay: thể hiện thời gian trả nợ của khoản vay. Khác với khách hàng doanh nghiệp, các khoản vay chủ yếu của khách hàng cá nhân là những khoản vay trung và dài hạn, số khách hàng thuộc nhóm này chiếm tỷ trọng khoảng 74.4% trên tổng số phương án vay, kỳ hạn vay trung bình của mẫu nghiên cứu khoảng 27 tháng.Nếu thời hạn vay càng kéo dài sẽ tạo nên áp lực trả nợ càng lớn đối vớikhách hàng cá nhân, việc phải trả nợ vay trong một khoảng thời gian qua dài khiến cho các khách hàng cá nhân gặp khó khăn trong vấn đề chi tiêu và sinh hoạt, làm giảm thu nhập do đó khó có khả năng trả nợ hơn các khoản vay ngắn hạn.

Tiền gửi tích lũy tại ngân hàng: là số tiền khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đây cũng là yếu tố để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Số tiền gửi càng nhiều chứng tỏ khả năng tài chính của khách hàng càng tốt và khả năng trả nợ cũng cao hơn. Cũng có khách hàng có số dư tiền gửi tại ngân hàng nhưng cũng có khách hàng không có. Trong mẫu nghiên cứu chỉ có 7.2% lượng khách hàng là không có số dư tiền gửi tại ngân hàng, còn lại 92.8% lượng khách hàng là có số dư tiền gửi. Số tiền gửi trung bình của mẫu nghiên cứu là 145 triệu đồng.

Tình trạng nhà ở: thể hiện việc khách hàng vay đã sở hữu nhà ở hay chưa, có đến 71.1% lượng khách hàng trong mẫu nghiên cứu đã sở hữu nhà ở, thể hiện năng lực tài chính khá tốt của đối tượng khách hàng vay vốn tại Sacombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)