Thực trạng tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 59 - 62)

a .Hoạt động huy động vốn

c. Hoạt động kinh doanh khác

2.2.5 Thực trạng tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.5 Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV giai đoạn 2013 - 2017

của Chi nhánh Vietcombank Gia Lai

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % STT Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2013 (+/-) Tỷ lệ BQ năm Tỷ trọng dư nợ cho vay

DNNVV so tổng dư nợ 11,6 14,3 14,1 15,4 12,3 0,7 6 1,5

Tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV so với tổng dư nợ tăng dần nhưng còn ở mức khá khiêm tốn, riêng năm 2017 tỷ lệ này giảm còn 12,3%. Cụ thể, năm 2013 tỷ trọng này là 11,6%, đến năm 2017 tỷ trọng này đạt chỉ 12,3%, tỷ lệ tăng bình quân 1,5%/năm. Tỷ lệ tăng này là chưa đạt mục tiêu của chi nhánh. Nguyên nhân: thủ tục cho vay đối với DNNVV còn rườm rà nên các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chuyển qua hình thức vay cá nhân, vay cá nhân thì khá đơn giản về yêu cầu và thủ tục cũng như tài sản thế chấp.

Cơ cấu về tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV trong các ngành kinh tế có sự biến động, thể hiện qua các ngành thuộc ngành nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, tỷ lệ giảm bình quân 16,7%/năm, dư nợ ngành công nhiệp cũng có xu hướng giảm nhưng giảm nhẹ hơn, ở mức bình quân 3,4%/năm. Trong khi đó, dư nợ thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng dần, tỷ lệ tăng bình quân 2.55%/năm.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng Dư nợ cho vay DNNVV Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2013-2017 phân theo ngành kinh tế

Biểu đồ 2.3 cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay ngành công nghiệp xây dựng chiếm cao nhất. Đây chủ yếu là dư nợ cho vay xây dựng các công trình thủy điện, lĩnh vực này đang phát triển mạnh trên địa bàn Tây nguyên trong giai đoạn này. Qua cơ cấu dư nợ DNNVV theo ngành kinh tế, Vietcombank Gia Lai đã chú trọng nhiều hơn đến loại hình DNNVV thuộc các ngành công nghiệp xây dựng và lĩnh vực thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với DNNVV thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, chưa phù hợp với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, chưa phát huy thế mạnh của các ngành SXKD hàng hóa thiết yếu nội địa. Cho vay xuất nhập khẩu mấy năm nay đã tăng lên đáng kể nhưng con số vẫn còn khiêm tốn.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Dư nợ cho vay ngắn hạn Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay DNNVV Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2013-2017 phân theo thời gian

Chi nhánh Vietcombank Gia Lai có thế mạnh về cho vay ngắn hạn do yếu tố lịch sử để lại. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ cho vay DNNVV luôn ở mức thấp, thấp hơn tỷ trọng dư nợ ngắn hạn rất nhiều.

Xét về tình hình tăng trưởng dư nợ thì ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn tăng trưởng trung bình ở mức 22%/năm, không phản ánh đúng yêu cầu của nền kinh tế, tín dụng trung dài hạn tăng trưởng nhanh, trung bình 54,5%/ năm.

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay DNNVV Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2013-2017 phân theo thành phần kinh tế

Chi nhánh Vietcombank Gia Lai cho vay đủ loại hình doanh nghiệp trong đó dư nợ cho vay với công ty TNHH cao nhất trong tổng số dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế. Do hiện nay công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các thành phần kinh tế, do vậy nhu cầu sử dụng vốn cũng cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)