CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Tổng qua về phương pháp đánh giá Thẻ điểm cân bằng (BSC):
2.3.4. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trong thẻ điểm cân bằng:
Bốn khía cạnh của thẻ điểm cân bằng có mối quan hệ nhân-quả với nhau thể hiện theo hai chiều:
Chiều từ trên xuống: là quá trình lập kế hoạch để thực thi các mục tiêu tài chính trong đó: từ các mục tiêu thuộc tiêu chí tài chính là nguyên nhân xuất phát để các mục tiêu tiêu chí: khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển tương ứng như thế nào? Muốn đạt mục tiêu tài chính thì các mục tiêu tiêu chí “khách hàng” sẽ phải như thế nào? Thị phần gia tăng bao nhiêu? Để đáp ứng được mục tiêu từ khía cạnh tài chính thì các chỉ tiêu thuộc tiêu chí “quy trình nội bộ” như: quy trình sản xuất phải cải tiến ra sao để có sản phẩm chất lượng, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm? Và cuối cùng ai sẽ thực hiện nó? Năng lực, kiến thức, kỹ năng gì cần có ở những con người đó, trang thiết bị, công nghệ đầu tư ra sao... thuộc tiêu chí “học hỏi và phát triển” để đáp ứng yêu cầu đặt.
Chiều từ dưới lên: là quá trình thực hiện thực tế các chỉ tiêu thiết lập theo kế hoạch đề ra trong đó tiêu chí tài chính là kết quả tất yếu gặt hái được khi xây dựng các tiêu chí đi từ: học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, khách hàng. Nếu không có trang thiết bị công nghệ tiên tiến, con người đủ năng lực, phẩm chất thực hiện và tuân thủ theo những quy trình nội bộ nhằm đảm bảo chất lượng, thời gian nhanh nhất, giá thành sản phẩm cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được yêu
cầu khách hàng đặt ra và hệ quả tất yếu sẽ không thể đạt được lợi nhuận, mức độ tăng trưởng như mong muốn.
Hình 2-2: Quan hệ nhân - quả trong BSC (Kaplan và Norton, 1996)
Nguồn: Kaplan và Norton,1996