M ỤC LỤC
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Do khối lượng thông tin đưa vào bản đồ đường bờ nhạy cảm là rất lớn và liên quan đến nhiều lĩnh vực như đa dạng sinh học, địa mạo, tài nguyên thiên nhiên, nhiều mặt của kinh tế-xã hội khu vực đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang, nên đề tài phải sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Đề tài thu thập và sử dụng các tài liệu, số liệu bản đồ, đi khảo sát thực địa và sau đó xây dựng chỉ số nhạy cảm cho từng khu vực để lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu.
Hệ thống chỉ số nhạy cảm môi trường được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo, so sánh các tài liệu nước ngoài và những tài liệu trong nước đã lưu hành cùng với đặc điểm của vùng nghiên cứu để từ đó xây dựng bản đồ nhạy cảm. Đề tài ứng dụng các phần mền chuyên dụng. đặc biệt là phần mềm phổ biến trong hệ thông tin
Hiệu chỉnh hình ảnh Phân tích sơ bộ Bản đồ số Ảnh Lansat Bản đồ địa hình Phân lớp Bản đồ thông tin Chồng lớp
địa lý (GIS). Trong đó sử dụng chủ yếu các phần mềm về hệ thông tin địa lý như dùng MapInfo 10.0 để số hóa bản đồ và cập nhật thông tin làm cơ sơ dữ liệu cho vùng nghiên cứu. Chồng lớp các thông tin về các đối tượng nghiên cứu như đa dạng sinh học, môi trường, tài nguyên con người sử dụng.
Để xác định khu vực nhạy cảm dựa theo tiêu chuẩn sau:
Các khu vực được bảo vệ bởi luật quốc gia và quốc tế hay các công ước.
Những vùng sinh thái dễ bị tổn thương sẽ được ưu tiên hơn các vùng dễ bị thiệt hại về kinh tế.
Sự ưu tiên thay đổi tùy theo mùa.