Nghiên cứu về ứng phó tràn dầu

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang (Trang 30 - 31)

M ỤC LỤC

1.5. Nghiên cứu về ứng phó tràn dầu

Ở Việt Nam, với gần 90.000 lượt tàu biển ra vào các cảng biển mỗi năm, trong đó có hơn 45.000 lượt tàu nước ngoài, nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải và sự cố tràn dầu luôn thường trực.

Hiện nay, có nhiều phương pháp đến xử lý sự cố tràn dầu như phương pháp cơ học để gom, cản dầu loang; phương pháp hóa học để chứa và làm sạch dầu loang; phương pháp vật lý để làm sạch bờ biển, phương pháp sinh học để hỗ trợ phục hồi các khu vực nhạy cảm. Ngoài ra, còn các phương pháp để bảo vệ các loài động vật biển [10].

Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu đã được thành lập khắp cả nước, với sự hỗ trợ từ lực lượng quân đội. Những nghiên cứu bước đầu đã hình thành được một hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng. Đó là đã thành lập bản đồ hiện trạng dầu tràn và cảnh báo tỷ lệ 1/1.000.000; hiện trạng dầu tràn tỷ lệ 1/100.000 cho các vùng biển phía Đông Nam, miền Trung và miền Bắc; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/100.000 cho vùng sông Đồng Nai - Sài Gòn, cảng Dung Quất, cảng Đà Nẵng, cảng Nghi Sơn, Vịnh Hạ Long…

Tuy nhiên đến nay, công nghệ cũng như kỹ thuật xác định nguồn gốc ô nhiễm vẫn còn hạn chế, điều đó đã cản trở nhiều đến tiến độ ứng phó. Trong số hơn 100 sự cố tràn dầu xảy ra ở vùng ven biển nước ta từ năm 1987 đến nay thì 50 % không rõ nguồn gốc phát sinh [6].Chúng thường xảy ra vào tháng 3 - 4 hàng năm ở miền Trung và tháng 5 - 6 ở miền Bắc. Với những vụ tràn dầu lớn không rõ nguồn gốc, có diện phát tán rộng liên tỉnh thì năng lực ứng cứu sự cố tràn dầu thông thường không đáp ứng được. Muốn bảo vệ môi trường biển một cách bền vững, việc ứng phó sự cố tràn dầu phải mang tính chuyên nghiệp. Các lớp huấn luyện thường xuyên mở ra là hết sức cần thiết. Tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung đã tổ chức lớp huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu năm 2009, 2010, 2011.

Gần 70 cán bộ, chiến sĩ tham gia lớp huấn luyện được giới thiệu một số vấn đề cơ bản về sự cố tràn dầu; trạng thái, diễn biến của dầu tràn; những ảnh hưởng và tổn thất từ sự cố tràn dầu... Các học viên còn được thực hành cách tiếp nhận thông tin sự cố; xử lý thông tin khi nhận được thông báo sự cố tràn dầu và báo động tình huống khẩn cấp; triển khai lực lượng và các phương án ứng phó khẩn cấp, phân định rõ vai trò, vị trí của từng nhóm; thực hành triển khai phao quây trên theo dạng V, VJ trên sông; U, J, V trên biển, kết hợp thu hồi, vệ sinh và bảo quản phao trong quá trình khai thác và sử dụng phao...

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)