Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang (Trang 31 - 32)

M ỤC LỤC

1.5.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu

Bản đồ đường bờ nhạy cảm với dầu tràn được xây dựng dựa trên hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bản hướng dẫn về chỉ số nhạy cảm tràn dầu của NOAA (2008). Bản hướng dẫn này có những ưu điểm sau:

 Khá chặt chẽ và rõ ràng;

 Chứa đựng đủ các thông tin cần thiết về nhạy cảm đường bờ, tài nguyên sinh vật và tài nguyên nhân tạo;

 Sử dụng GIS để quản lý dữ liệu và bản đồ;

 Có các mẫu bảng biểu cần thiết, các ký hiệu được mã hóa thuận tiện cho việc lưu trữ và sử dụng số liệu.

Hàng loạt các bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu của Nauy, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Philippines, Malayxia… được thành lập dựa trên bản hướng dẫn này [12].

1.5.1.2. Nội dung bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn

Bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn thể hiện các tài nguyên sinh vật và tài nguyên nhân tạo có trong vùng lập bản đồ cần được bảo vệ khỏi tràn dầu, mức độ nhạy cảm của chúng với tràn dầu cùng một số thông in cần thiết cho việc

ứng cứu. Các thông tin cần thiết thể hiện trên bảng đồ đường bờ đối với dầu tràn có thể chia thành 3 loại sau:

 Nhạy cảm đường bờ: phụ thuộc vào mức độ tồn tại của dầu và khả năng làm sạch vùng tràn dầu;

 Tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các loại thú và sinh cảnh nhạy cảm với dầu( như cò biển, rong, san hô, rừng ngập mặn, bãi triều, bãi cát, tôm, thú, chim, bò sát,…);

 Tài nguyên nhân tạo gồm các khu di sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn, sâm chim, khu du lịch, bãi tắm, đồng muối, nơi nuôi trồng thủy hải sản, các cơ sở kinh tế (cảng, sân bay,…), di tích văn hóa, khảo cổ, đô thị, khu dân cư tập trung,…

Ngoài ra, trên bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn còn thể hiện các thông tin cần thiết khác gắn với các dạng tài nguyên cần bảo vệ, đó là mạng lưới sông suối, đường giao thông, độ cao thấp của địa hình, địa danh…(Nguyễn Thị Việt Liên và cs, 2011)

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)